Những tuyên bố chủ quyền rộng lớn về hàng hải của Trung Quốc đang trở thành hiện thực

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin). trong một cuộc họp báo . Ảnh AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: China’s Vast Maritime Claims Are Becoming Reality,” Raymond Powell, The Dilopmat, 29/6/2022

Bauxite Việt Nam dịch

Các bình luận gần đây của các quan chức Trung Quốc cho thấy rõ cách Bắc Kinh kết hợp một cách có mục đích các thuật ngữ pháp lý sẵn có với các tuyên bố chủ quyền ngoài pháp luật của mình.

Vào ngày 13 tháng Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã tổ chức một cuộc họp báo bất thường, ở đó ông đã đưa ra một loạt tuyên bố trơ tráo về phạm vi rộng lớn của chủ quyền lãnh thổ và quyền hành chính của Bắc Kinh. Đặt trong bối cảnh các hành động và tuyên bố khác gần đây của Trung Quốc, quy mô và hình dạng đáng kinh ngạc của các tham vọng trong khu vực của nước này càng trở nên rõ ràng.

Nói một cách dễ hiểu, Bắc Kinh quyết tâm thống trị triệt để khu vực của mình.

Uông bắt đầu bằng cách đề cập đến những phản đối của Canada về việc Trung Quốc quấy rối máy bay do thám của Canada đang thực thi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Uông phản bác rằng Trung Quốc có lý do để bị “đe dọa” bởi “máy bay quân sự Canada đã bay hàng nghìn dặm để quấy rối Trung Quốc ngay trước cửa nhà mình.”

Điều ông ta nói, tất nhiên rõ ràng là vô nghĩa. Trung Quốc đã bỏ phiếu đồng ý với các lệnh trừng phạt đó của Liên Hợp Quốc, và chiếc máy bay không vũ trang của Canada đã được triển khai để đảm bảo việc “nâng cao cảnh giác” chống lại việc vận chuyển xăng dầu bất hợp pháp. Đây không phải là về các mối đe dọa đối với Trung Quốc. Đúng hơn, đó là một phần của mô hình trơ trẽn được thiết kế để ngăn chặn và đe dọa các tàu và máy bay nước ngoài hoạt động hợp pháp trong vùng ảnh hưởng đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc – cụ thể là vùng biển và không phận quốc tế mà Trung Quốc muốn thế giới chấp nhận là lãnh thổ có chủ quyền của riêng mình.

Và, không hề nhầm lẫn, lãnh thổ được tuyên bố là rất lớn, bao gồm hơn 3,5 triệu dặm vuông vùng biển và bầu trời phía trên nó. Tất nhiên, Trung Quốc vẫn chưa giành được quyền kiểm soát hoàn toàn đối với toàn bộ không gian này, nhưng hiệu quả kiểm soát của họ ngày càng tăng và tham vọng của họ ngày càng rõ ràng.

Chỉ cần hỏi phi hành đoàn của máy bay tuần tra P-8A Poseidon của Úc vào ngày 26 tháng 5 đã bị một máy bay chiến đấu Trung Quốc quấy rối gần quần đảo Hoàng Sa. Máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng thả pháo sáng gần máy bay Australia, tiếp theo là các dải nhôm được gọi là vật gây nhiễu, một số bị hút vào động cơ của Poseidon một cách nguy hiểm.

Một lần nữa, người phát ngôn quân đội của Bắc Kinh đã nhanh chóng gắn nhãn “nguy hiểm và khiêu khích” vào mục tiêu mà họ gây hấn, họ tuyên bố rằng chiếc máy bay không vũ trang của Úc “đe dọa chủ quyền của Trung Quốc” vì nó “tiếp cận không phận lãnh thổ của Trung Quốc” trên quần đảo Hoàng Sa. Đáng chú ý là Trung Quốc không tuyên bố máy bay thực sự vi phạm yêu sách lãnh thổ (vốn đã phóng đại) của họ ở Hoàng Sa, nhưng thông tin sai lệch là trọng tâm trong chiến lược ngụy biện của họ.

Chiến lược này bắt đầu bằng việc vô hiệu hóa hiệu quả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, hay UNCLOS, mà Trung Quốc đã ký năm 1996 và chưa bao giờ chính thức bãi bỏ. Trong khi thỉnh thoảng vẫn đưa ra lời đãi bôi với thỏa thuận này, Bắc Kinh xoay trục để đòi “quyền lịch sử” trong toàn bộ đường chín đoạn vô căn cứ của họ xung quanh Biển Đông. Theo đó, vùng biển rộng lớn này được đơn phương phân loại lại là lãnh thổ nội địa của Trung Quốc, để gây ngộ nhận là nó nằm ngoài các điều khoản của UNCLOS.

Chính phủ Trung Quốc sau đó đã bắt tay vào một chiến dịch táo bạo để ủng hộ tuyên bố của mình bằng sự hiện diện áp đảo tuyệt đối. Họ đã làm như vậy bằng cách xây dựng các bãi đá và rạn san hô bị chiếm đóng thành các căn cứ có khả năng duy trì cả khí tài quân sự được triển khai trước và lực lượng dân quân hàng hải mở rộng nhanh chóng ngay sau đó.

Do đó, khi một tòa án do Liên Hợp Quốc ủy quyền vào năm 2016 ra phán quyết rằng những tuyên bố của Bắc Kinh là vô nghĩa, Bắc Kinh có thể chỉ cần nhún vai. Sau khi đã thay đổi hiện trạng trên khu đất giành được để đảm bảo các nước láng giềng nhỏ hơn sẽ phải làm theo ý muốn của mình, Trung Quốc đã xác định rằng cuối cùng họ sẽ thắng ở Biển Đông.

Xa hơn về phía bắc, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên một sự ngụy biện hơi khác, bằng chứng là các bình luận ngày 13 tháng 6 của Uông. Đề cập đến các chuyến bay của Canada, Uông nói rằng “không có nghị quyết nào trong số các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an bắt buộc bất kỳ quốc gia nào phải triển khai lực lượng cho các hoạt động giám sát trên biển hoặc không phận thuộc quyền tài phán của quốc gia khác.”

Cụ thể là nơi nào bị cáo buộc vi phạm “quyền tài phán” của Trung Quốc? Uông không nói chi tiết, nhưng chúng ta biết rằng Trung Quốc ngày càng có quan điểm mở rộng hơn về vấn đề này và sử dụng tự do các cách đánh lạc hướng để biện minh rằng tuyên bố này là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chúng ta chỉ cần xem xét một khẳng định khác của Uông ngày 13 tháng 6 để thấy rõ điều trên: “Theo UNCLOS và luật pháp Trung Quốc, vùng biển của eo biển Đài Loan, kéo dài từ cả hai bờ về phía giữa eo biển, được chia thành nhiều khu vực, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với eo biển Đài Loan”.

Phương sách của Uông ở đây là kết hợp định nghĩa của lãnh hải, chỉ kéo dài 12 hải lý từ đường bờ biển của một quốc gia, với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Trong khi UNCLOS cấp một mức độ chủ quyền đối với cái trước (và thậm chí không cấm việc đi qua không gây hại), cái sau chỉ cấp cho quốc gia ven biển quyền khai thác tài nguyên hàng hải, trong khi vẫn duy trì rõ ràng quyền tự do hàng hải và hàng không không bị ngăn cấm cho “Tất cả các quốc gia.”

Điểm mấu chốt ở đây là Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chơi quyền lực lâu dài. Những phát ngôn của Bắc Kinh sẽ tiếp tục mâu thuẩn, sai lệch và không thể thắng trong cuộc tranh luận về giá trị pháp lý, nhưng họ vẫn có thể giữ các đối thủ của mình ở trạng thái lúng túng trong khi họ củng cố vị thế quân sự của mình cho đến lúc họ có thể không cần quan tâm đến luật pháp nữa.

Raymond Powell từng là Tùy viên Không quân của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Quan chức Quốc phòng cấp cao/ Tùy viên Quốc phòng tại Australia.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.