Niềm tin không thể bị xóa bỏ bởi sức ép bên ngoài

Tang lễ cố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư ký kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Người mặc áo cà sa không cạo trọc đầu là Giáo sư Lê Mạnh Thát, tức đại đức Thích Trí Siêu trước đây. Thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu được xem là hai nhân vật uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam. Cả hai bị bắt cùng ngày với hai bản án tử hình. Ảnh: FB Tho Nguyen
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cái chết của hòa thượng Tuệ Sỹ tuy không được báo chí nhà nước nói đến nhiều, nhưng nó đã tạo ra niềm xúc động lớn trong lòng người Việt, dù ở đâu.

Đối với nhiều người, Thích Tuệ Sỹ không chỉ là một vị chân tu đầy lòng vị tha, một người đấu tranh bất khuất vì lý tưởng của mình, mà còn là một trí thức uyên bác. Không thể kể hết những lời ca ngợi, lòng thương nhớ dành cho ông.

Đối với số đông khác thì cái chết của ông là một phát hiện mới. Từ đó, họ mới biết là ở Việt Nam còn có một Phật giáo khác. Đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) của các hòa thượng Tuệ Sỹ, Huyền Quang, Quảng Độ… Tất cả các ông đều trải qua tù đày, quản thúc và bạc đãi, nhưng không chịu phản bội GHPGVNTN. Giáo hội này khác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) không chỉ ở chỗ nó không rầm rộ với khẩu hiệu: “Đạo Pháp, Dân tộc và CNXH” mà còn bởi các ngôi chùa thanh bạch, luôn bị cô lập. Chúng khác hẳn những ngôi chùa sơn son thếp vàng, luôn đình đám, khói hương nghi ngút, người ra vào nườm nượp, tiền chảy như nước mà xưa nay dân chúng vẫn ngỡ là cửa Phật!

Không đi đạo, không hiểu biết nhiều về Phật giáo, tôi không dám viết gì về ông, chỉ xin tỏ lòng ngưỡng mộ một con người ý chí sắt đá, một trái tim nhân từ và trí tuệ vô biên. Hôm nay sau khi tang lễ của của ông đã hoàn tất, tôi mới viết những điều tôi cảm nhận từ bên này trái đất.

– Đám tang của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được tổ chức rất trang nghiêm nhưng đơn giản, theo đúng di chúc của Người. Điều này chứng tỏ GHPGVNTN vẫn hoạt động hiệu quả, qui củ mặc dù bị khống chế, cô lập từ suốt mấy chục năm qua. Thật không ngờ.

– Số người đến viếng rất đông mặc dù đám tang bị theo dõi, giám sát chặt chẽ. Điều này chứng tỏ uy tín của của các vị chân tu và của GHPGVNTN trong dân chúng rất lớn. Quốc tế cũng quan tâm đến cái chết của hòa thượng. Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố chia buồn.

– Trong các hoạt động nghi lễ luôn xuất hiện hình ảnh các thanh niên Gia đình Phật tử (GĐPT) phục vụ tăng lễ. Họ ăn mặc giống “Hướng đạo sinh” (Scout, Pfadfinder) khiến tôi nghĩ đến Hướng đạo sinh.

Hướng đạo là một sinh hoạt xã hội phổ biến trên toàn cầu. Hướng đạo giúp thanh thiếu nhi phát triển tâm trí và kỹ năng sống. Phong trào này du nhập vào Việt Nam quãng 1930. Bố vợ tôi luôn kể về những kỷ niệm của ông khi còn là hướng đạo sinh. Sau 1975, phong trào này không được hoạt động ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, lẻ tẻ ở nhiều địa phương đã xuất hiện các nhóm hướng đạo. Mong rằng các hoạt động hướng đạo và GĐPT sẽ phát triển ở Việt Nam.

– Mặc dù ông Tuệ Sỹ bị bắt hai lần, chịu 17 năm tù và từng bị tuyên án tử hình, được trả tự do bởi sức ép quốc tế, nhưng truyền thông nhà nước vẫn đưa tin về cái chết của ông (Giác Ngộ, Tuổi Trẻ, Lao Động, Báo Mới) [1]. Tuy các báo đều đưa tin theo một kiểu khiến người đọc không rõ ông Tuệ Sỹ là người của GHPGVN hay GHPGVNTN, nhưng điều này chứng tỏ truyền thông nhà nước đã thấy rõ ảnh hưởng của hòa thượng trong giới Phật giáo và trong toàn xã hội.

Tôn giáo là niềm tin. Niềm tin không thể bị xóa bỏ bởi sức ép bên ngoài, nó chỉ mất đi khi bị phản bội.

Tái bút: Vì không có thực tế về Phật giáo ở Việt Nam nên tôi đã nhầm lẫn trang phục của tổ chức „Gia đình Phật tử“ với Hướng đạo. Xin vẫn để nguyên bài viết để bạn đọc khỏi ngạc nhiên bởi những lời bình luận. Tôi vẫn mong muốn các sinh hoạt hướng đạo ở Việt Nam được phát triển.

Nguồn: FB Tho Nguyen

[1] https://giacngo.vn/hoa-thuong-thich-tue-sy-vua-vien-tich-post69454.html

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.