“Ở Việt Nam không có khủng bố”

Lễ khai mạc Hội nghị Tư Lệnh Cảnh Sát các nước ASEAN lần thứ 39 tại Hà Nộ hôm 18 tháng Chín, 2019. Tướng công an Trần Văn Vệ đứng ngoài cùng, bên phải.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đó là phát biểu của ông Trần Văn Vệ, Trung Tướng, Chánh Văn Phòng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra thuộc Bộ Công An CSVN và là Phó Trưởng Ban thường trực của Hội Nghị Tư Lệnh Cảnh Sát Đông Nam Nam Á (ASEANPOL) lần thứ 39, trong buổi lễ khai mạc vào sáng ngày 18 tháng Chín, 2019 ở Hà Nội.

“Việt Nam chưa có khủng bố”, được một viên tướng công an, đặc trách về điều tra đưa ra trong bối cảnh Hà Nội gia tăng các cuộc bắt giữ và trấn áp những nhà hoạt động xã hội, dân quyền và mạng xã hội từ năm 2016 cho đến nay, cho thấy có gì đó khá mâu thuẫn, khi họ đang cố tình quy chụp tội danh khủng bố đối với một số người và những tổ chức yêu nước, qua các cuộc trấn áp này.

“Khủng bố” cũng không là từ ngữ xa lạ đối với người Việt ở Miền Nam trước năm 1975. Đó là từ ngữ mô tả sự gieo rắc chết chóc chẳng những cho đối phương mà còn cho người vô tội nhằm mục đích làm cho người ta sống sợ hãi để kẻ khủng bố đạt được một mục tiêu chính trị. CSVN là tay tổ về khủng bố, chính họ là thủ phạm trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ huy hàng loạt hành động khủng bố trong thời chiến trên khắp Miền Nam.

Với hành vi khủng bố ngấm vào máu, lãnh đạo CSVN đã không chỉ áp dụng đường lối cai trị bạo lực và sắt máu trên cả nước sau năm 1975 mà còn gán ghép “khủng bố” đối với những ai không phục tùng họ.

Cho nên khi Tướng Vệ tuyên bố “ở Việt Nam không có khủng bố” khiến cho dư luận bật ngửa. Bởi vì tuyên bố này rõ ràng đi ngược với những gì Việt Nam hành động trong thời gian qua, điển hình là vụ đích thân Bộ Trưởng Công An Tô Lâm chỉ huy một nhóm khủng bố bắt Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Trong khi cố tình gán ghép, cáo buộc các tổ chức tranh đấu ôn hoà là khủng bố để xử họ theo điều 299 của Bộ Luật Hình Sự 2017 thì chế độ cộng sản làm sao giải thích được bản chất hành động của mình từ trước đến giờ?

Có thể nói là chính đảng CSVN là tập đoàn khủng bố có tổ chức nên họ có đầy đủ thủ đoạn tinh vi để khủng bố người dân trong nước và cả trong phạm vi thế giới. Từ việc đeo bám, canh giữ, đe dọa, cô lập đến cho côn đồ giả danh chận đường đánh đập, cướp tài sản, bắt cóc các thành phần đấu tranh đều nhằm mục đích gây sợ hãi của bài học khủng bố mà người cộng sản thuộc nằm lòng. Đó cũng không còn là hành động trấn áp thông thường mà là màn dạo đầu của những cuộc bắt bớ hàng loạt người tham gia biểu tình như trong năm 2018.

Theo định nghĩa thông thường, khủng bố là một hành động bạo lực cố tình đe dọa đến tính mạng và tài sản người khác. Nếu xem xét theo ý nghĩa này, hiện nay trên thế giới CSVN là một nhà nước khủng bố đúng nghĩa nhất từ quá khứ đến hiện tại.

Tính từ năm 1953, cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất” thực hiện trong khoảng thời gian 4 năm ở Miền Bắc chính là một cuộc khủng bố trắng nhằm tiêu diệt thành phần mà đảng CSVN ghép vào tội “địa chủ ác ôn” mà người cộng sản nói là đem lại công bằng xã hội. Nhưng thật ra bên trong vỏ bọc “địa chủ ác ôn”, chính là để triệt hạ những người mà đảng quy vào tội phản quốc, Việt gian, đảng phái phản động, thành phần phản cách mạng còn sót lại sau năm 1954. Hay như vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm, một phong trào văn hoá đòi tự do trong sáng tác của văn nghệ sĩ Miền Bắc, đảng Cộng Sản đã bộc lộ một cách rõ ràng chính sách độc quyền tư tưởng của họ.

Người dân Miền Nam trước 1975 không ai quên cảnh chết chóc, tang thương trong những vụ đặt mìn, pháo kích vô tội vạ vào khu dân cư giết hại dân lành. Ngay như các em học sinh nhỏ tuổi vô tội cũng không thoát khỏi bàn tay quân khủng bố. Ngày 10 tháng Ba, 1974, 23 em học sinh trường Tiểu Học quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường đã ngã gục trong sân trường vì đạn pháo kích 82 ly của Việt Cộng. Với ngần ấy dữ kiện, đích thực đảng CSVN là một đảng khủng bố có tổ chức mà ngày nay không còn lừa bịp được ai. Thế nhưng trong lúc đó, họ lại lu loa kết án cá nhân này, tổ chức nọ là khủng bố hay âm mưu lật đổ chính quyền.

Chuyện lố bịch nhất là ngày 9 tháng Tám, 2019, trong khi công bố danh sách liên quan đến khủng bố do Liên Hiệp Quốc chỉ định thì Bộ Công An CSVN đã mập mờ công bố thêm 2 tổ chức chính trị của người Việt ở Hoa Kỳ trong đó có đảng Việt Tân. Bộ Công An đã liệt kê 2 tổ chức này vào danh sách “khủng bố và tài trợ khủng bố” mà không hề trưng ra bất cứ bằng chứng nào.

Nhưng sự quy chụp hàm hồ này của CSVN không thể nào qua mặt dư luận, vì chủ trương của đảng Việt Tân là đấu tranh bất bạo động để tháo gỡ độc tài, xây dựng dân chủ và canh tân đất nước. Đó là những mục tiêu tranh đấu chính trị hết sức ôn hoà không ai có thể phủ nhận.

Điều đáng nói là tại sao qua Hội Nghị ASEANPOL lần thứ 39 tại Hà Nội, nhà cầm quyền CSVN lại cho tướng công an lên tiếng “ở Việt Nam không có khủng bố”. Phải chăng CSVN muốn che đậy những bất ổn xã hội, để qua đó thu hút đầu tư, thương mại và du lịch trong bối cảnh xung đột khó lường giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay.

Nói tóm lại, CSVN chỉ luôn mồm rêu rao lý thuyết còn trong hành động thì chúng tung toàn công an mật vụ ra đối phó với người dân. Cho nên lời nói của tướng công an Trần Văn Vệ “Việt Nam không có khủng bố” chỉ để bịp những người ngu ngơ, nhẹ dạ. Còn Bộ Công an, bao giờ cũng là ổ khủng bố lớn nhất!

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.