Ông Tô Lâm với “thế chẻ tre” trên bàn cờ chính trị Việt Nam

Ông Lương Tam Quang vừa được nắm chức bộ trưởng Bộ Công an (hôm 6/6/2024) và ngay sau đó là ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Ảnh: VnExpress
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần đây, các nhà quan sát chính trị Việt Nam ở trong nước và quốc tế tỏ ra ngạc nhiên trước nhiều biến động nhân sự cấp cao ở Hà Nội. Sau khi ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị bãi hết các chức vụ, đến 22/5/2024, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước. Hôm 3/6/2024, Thượng tướng Công an Nguyễn Duy Ngọc, một người được cho là thân cận với Đại tướng Tô Lâm trở thành chánh văn phòng Trung ương đảng. Hôm 6/6/2024, Quốc hội bỏ phiếu kín chuẩn y Thượng tướng Công an Lương Tam Quang giữ chức bộ trưởng Bộ Công an.

Ngay trước khi ông Lương Tam Quang được Quốc hội chuẩn y làm bộ trưởng Công an, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm ở Hà Nội, dành cho RFA một cuộc phỏng vấn. Trong đó ông phân tích về những thay đổi to lớn có thể xảy ra trên chính trường Việt Nam do những chuyển động vừa nêu mang lại.  

RFA: Theo ông, những “đường đi nước bước” trên chính trường Hà Nội của ông Tô Lâm trong thời gian qua có đặc điểm gì thú vị?

TS. Nguyễn Quang A: Thứ nhất, tôi nghĩ ông Tô Lâm chắc chắn có một đội ngũ khá là mưu lược, giúp cho ông ấy tính toán các đường đi nước bước. Ví dụ khi bầu chủ tịch nước hồi tháng 5, 2024, lúc ấy tôi có nghĩ đến một vấn đề là nếu miễn nhiệm chức bộ trưởng Bộ Công an trước rồi bầu chủ tịch nước sau thì nhỡ mà miễn nhiệm bộ trưởng Công an rồi nhưng sau đó người ta lại không bầu ông làm chủ tịch nước thì sao? Tất nhiên, xác suất của khả năng đó rất là nhỏ, nhưng không thể nói xác suất đó bằng 0 được. Cho nên tôi nghĩ thứ tự của việc làm cái gì trước cái gì sau là rất quan trọng ở đây.

Vì vậy, theo logic của vấn đề thì trước tiên là miễn nhiệm ông ấy khỏi vị trí bộ trưởng Công an rồi sau đó Quốc hội bầu ông ấy làm chủ tịch nước. Cuối cùng, mình không rõ ông ấy có tác động hay không, nhưng Quốc hội đã bầu ông ấy làm chủ tịch nước trước, rồi sau đó mới diễn ra việc miễn nhiệm chức bộ trưởng. Đó là với trường hợp bầu chủ tịch nước và miễn nhiệm vị trí bộ trưởng Bộ Công an.

Sau đó đến một cái tin khác. Thực sự thì không có thông tin chính thức nhưng trên mạng xã hội có xuất hiện một bức ảnh chụp panel một cuộc họp của các cán bộ chủ chốt của Bộ Công an. Bây giờ mình cứ giả sử có một cuộc họp như vậy do đảng ủy Công an tổ chức. Tuy ông Tô Lâm đã thôi chức bộ trưởng rồi, nhưng ông ấy vẫn là bí thư đảng ủy Bộ Công an. Như thế, nếu mà có cuộc họp như vậy, thì ông Tô Lâm phải là nhà đạo diễn.

Ít nhất theo thông tin trên mạng, thì ông Tô Lâm không dự cuộc họp đó, và cuộc họp đó cũng không có hai ủy viên đảng ủy Công an là ông Phạm Minh Chính và ông Nguyễn Phú Trọng. Theo tiết lộ trên các mạng xã hội thì nội dung cuộc họp “kiện toàn cán bộ chủ chốt Bộ Công an” là do các cán bộ chủ chốt của bộ và giám đốc công an các tỉnh gồm có ba nội dung:

Một là bỏ phiếu để đề nghị ông Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang lên làm bộ trưởng.

Hai là kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý đưa ông Lương Tam Quang làm bộ trưởng và vào Bộ Chính trị.

Ba là kiến nghị ông Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc làm chánh văn phòng Trung ương đảng.

Bây giờ mình không biết thông tin chính xác hay không. Mình chỉ giả sử là đã có sự kiện như vậy. Nhưng dẫu sao thì đến bây giờ, chí ít đã có một nửa tin đồn đã thành sự thật, tức là ông Nguyễn Duy Ngọc trở thành chánh văn phòng Trung ương đảng. (RFA chú thích: Đến hôm 6/6/ thì hai phần ba tin đồn đã thành sự thực vì ông Lương Tam Quang lên làm bộ trưởng Công an.)

Bây giờ ông Lương Tam Quang có trở thành ủy viên Bộ Chính trị hay không? Bây giờ còn đang chưa rõ. Một vài ngày hoặc một vài tuần tới, chúng ta sẽ thấy rõ. Nhưng chúng ta có thể đặt ra một giả thuyết sau đây. Bộ Chính trị có thẩm quyền để quyết định ông này, ông kia làm bộ trưởng. Ví dụ, Bộ Chính trị có thể quyết định rằng ông Lương Tam Quang với tư cách là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, chưa là ủy viên Bộ Chính trị, làm bộ trưởng Bộ Công an. Cái đó hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của Bộ Chính trị.

Và trong trường hợp Bộ Chính trị quyết định như thế thì ông thủ tướng sẽ phải thi hành quyết định đó bằng cách giới thiệu ông ấy với Quốc hội để Quốc hội chuẩn y. Nếu Quốc hội chuẩn y thì ông Lương Tam Quang với tư cách là một thứ trưởng, một ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, có thể trở thành bộ trưởng Bộ Công an, mà chưa cần phải là ủy viên Bộ Chính trị. Như thế thì có lợi hơn.

Bởi vì tư cách ủy viên Bộ Chính trị phải do Ban Chấp hành Trung ương bầu. Thế thì khi nào Ban Chấp hành Trung ương bầu thì bầu ông ấy vào Bộ Chính trị với tư cách là bộ trưởng Bộ Công an thì dễ dàng hơn nhiều là khi ông còn chưa có tư cách bộ trưởng Bộ Công an.

Tức là ở đây, thứ tự của các bước đi là rất quan trọng. Giả sử nếu người ta quyết định bầu ông Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị, rồi sau đó mới bầu ông ấy làm bộ trưởng Công an thì có rất nhiều bất lợi.

Thứ nhất là phải đợi một cuộc họp tiếp theo của Ban Chấp hành Trung ương. Mình chưa biết bao giờ. Có thể lại cần một cuộc họp đặc biệt. Nhưng có quá nhiều cuộc họp đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương thì nghe cũng không hay. Nếu làm một hội nghị bất thường như vậy thì cũng cần thời gian, một tuần, vài tuần hoặc hơn, mình không biết được.

Và tại Ban Chấp hành Trung ương ấy, vẫn có nguy cơ là có nhiều người không thích, không muốn bầu ông ấy vào Bộ Chính trị. Như thế sẽ rất khó để bầu ông ấy làm bộ trưởng Công an.

Cho nên ở đây, thứ tự của mỗi “đường đi nước bước” là rất quan trọng. Thứ tự “làm bộ trưởng trước, bầu vào Bộ Chính trị sau” của ông Lương Tam Quang là thứ tự tốt nhất cho phía ông Tô Lâm. Còn nếu đi theo bước “bầu vào Bộ Chính trị trước, làm bộ trưởng Công an sau” thì khó hơn vì có khả năng không trúng Bộ Chính trị, mà nếu không trúng Bộ Chính trị thì khó mà làm bộ trưởng Công an tiếp theo.

Cho nên ở đây giống như đánh cờ vậy. Nước cờ nào đi trước, nước cờ nào đi sau là rất quan trọng. Trong trường hợp này, thứ (tự) các bước đi như tôi phân tích lúc mà tiến hành miễn nhiệm chức bộ trưởng Công an và bầu chức chủ tịch nước rất quan trọng. Lần này, với ông Lương Tam Quang cũng vậy.

Nếu thời gian tới, nếu đúng là ông Lương Tam Quang làm bộ trưởng Công an và trở thành ủy viên Bộ Chính trị thì có thể nói yêu cầu của Bộ Công an được thực hiện gần như 100%. Trong trường hợp như vậy thì có thể nói thế của ông Tô Lâm sẽ rất mạnh, mạnh như chẻ tre.

RFA: Nếu thế của ông Tô Lâm trở nên “mạnh như chẻ tre” thì chính trường Việt Nam sắp tới có thể có thay đổi gì không?

TS. Nguyễn Quang A: Nếu ông Lương Tam Quang làm bộ trưởng Công an và được vào Bộ Chính trị thì thế của ông Tô Lâm sẽ rất mạnh, mạnh như chẻ tre. Và như thế thì có nghĩa là trong thời gian trước mắt cũng như những diễn tiến của đại hội 14 sắp tới, chỉ còn một năm rưỡi nữa, gần như đã ngã ngũ. Có thể nói, quyền lãnh đạo của ông Tô Lâm rất là cao.

Điều đó có ảnh hưởng gì đến chính trường Việt Nam không? Đó là sự thay đổi lãnh đạo tối cao, cho nên chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chính trị Việt Nam, không những ngắn hạn trong thời gian từ giờ đến 2026 mà còn có thể kéo dài ít nhất thêm 5 năm nữa.

Ảnh hưởng đó xấu hay tốt? Chúng ta rất khó phán đoán.

Thế nào là ảnh hưởng xấu, thế nào là ảnh hưởng tốt? Đối với những người ủng hộ nhân quyền và dân chủ sẽ hiểu như thế này tốt, còn những người khác sẽ hiểu thế khác mới là tốt. Cho nên đánh giá như thế thì phải xem ai nêu ra đánh giá đó.

Ví dụ nếu tôi là người đưa ra đánh giá thì cá nhân tôi với tư cách là một người ủng hộ nhân quyền và dân chủ thì tôi thấy có hai khả năng.

Khả năng thứ nhất, có xác suất cao hơn, do mình suy từ quá khứ, từ hoạt động của ông Tô Lâm trong lĩnh vực cụ thể này để mình phán đoán, thì mình thấy là tương lai chính trị khá là ảm đảm. Cái sự đàn áp, cảnh sát hóa nền chính trị sẽ càng tăng cường thêm một mức nữa. Đó là khả năng xấu mà tôi e là có thể xảy ra.

Nhưng cũng có những khả năng khác mà mình không thể loại trừ. Bởi vì mình không có đầy đủ thông tin, mình cũng không biết họ suy nghĩ gì. Có nhiều người khi đã nắm quyền lực trong tay thì họ có thể thay đổi chiều hướng của họ, chiến lược của họ theo hướng tốt hơn, có sự cải thiện về nhân quyền và dân chủ. Cái đó cũng có khả năng, không thể loại trừ. Nếu bộ phận quân sư của ông ấy hiểu và giải thích thêm, có thể có áp lực quốc tế, từ người dân, cũng có thể làm người ta thay đổi chính sách.

Bây giờ thực sự rất khó để nói trước, nhưng tôi nghĩ cả hai khả năng đều có thể.

RFA: Còn chính sách đối ngoại có thể có ảnh hưởng gì không thưa ông?

TS. Nguyễn Quang A: Chắc chắn là chính sách đối ngoại có ảnh hưởng.

Nếu nói về chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác, làm bạn với các nước thì sẽ khó có gì thay đổi, đảo ngược. Về phía Việt Nam, tôi dự đoán không có thay đổi nhiều về chính sách đối ngoại. Bởi vì mấy chục năm đổi mới là quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới, và trong quá trình đó, ĐCSVN có một sự thống nhất rất lớn, là phải mở cửa, hợp tác, mở rộng quan hệ với các nước. Tôi nghĩ chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác như thế là tốt cho Việt Nam. Và hướng đó là hướng vẫn tiếp tục, dù cho ai lên chi phối nền chính trị Việt Nam trong thời gian tới.

Ở đây, chúng ta đặt ra giả thiết là ông Tô Lâm đóng vai trò chi phối nền chính trị Việt Nam trong thời gian tới thì tôi nghĩ đối với chính sách đối nội, đối ngoại, thì phần chính sách của nước ngoài ảnh hưởng tới Việt Nam có thể có vai trò quan trọng. Cái đó có thể sẽ khiến cho người lãnh đạo trong nước thay đổi.

Tôi lấy ví dụ khi ông Võ Văn Thưởng lên làm chủ tịch nước thì các nước dân chủ lớn như Anh, Mỹ, Pháp, Đức trong vòng 15 ngày đều gửi điện mừng. Nhưng cho đến hôm nay tôi chưa thấy các nước đó gửi điện mừng tới ông Tô Lâm. Điều đó cũng có thể có tác động gì đó cho bản thân ông Tô Lâm để ông ấy thay đổi chính sách của ông ấy, nếu mà ông ấy trở thành người chi phối nền chính trị Việt Nam.

Trung Quốc, Bắc Triều Tiên thì gửi điện mừng ngay ngày hôm sau. Nhưng mà Mỹ thì chưa, Đức thì chưa, Áo thì chưa. Nhưng mà Bỉ thì có gửi điện mừng rồi, Phần Lan thì có rồi, Hungary thì có rồi. Tôi đã xem kỹ nhưng sẽ tra lại cho chính xác.

RFA: Xin cảm ơn TS. Nguyễn Quang A đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện này.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.

Sư Thích Minh Tuệ ở Hà Tĩnh hôm 17/5/2024. Ảnh: AFP

Cập nhật thông tin về Phật sĩ Thích Minh Tuệ

Thầy đi khất thực (chứ không nhận mang cơm đến) và ngồi trò chuyện (hay cũng có thể gọi là pháp thoại) với dân, để dân đánh lễ, vừa là pháp tu, vừa là tuân theo sự đời, không thể trốn tránh ẩn tu được. Và cách tu đó cũng đem lại nhiều lợi lạc cho chúng sinh. Vì mỗi người sùng tín được gặp Thầy, được trò chuyện, đảnh lễ thầy rồi nhận về một chai nước, một trái cây hay cái bánh họ đều rất hoan hỉ, được hưởng chút phước lành từ một vị chân tu mà họ rất tin tưởng, ngưỡng mộ. Tác động tâm linh, tâm lý như vậy thật lành thay!

Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương 3 khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 để thiết lập chương trình nghị sự. Những người theo dõi Trung Quốc, háo hức chờ đợi tin tức về nơi mà vị chủ tịch mới sẽ đưa đất nước đi, đã không chú ý đến những tín hiệu quan trọng. Ảnh tổng hợp của Nikkei - Ảnh nguồn của AP và Yusuke Hinata

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Ngay sau hội nghị trung ương 3 khóa 18 năm 2013, một nguồn tin của đảng cho biết, “Người ta sẽ phạm phải sai lầm lớn nếu phân tích – và đặt kỳ vọng cao vào – các cuộc họp quan trọng của đảng chỉ từ góc độ kinh tế, kinh doanh, hay tiền bạc.” Hàm ý ở đây là vấn đề quan trọng nhất ở Trung Quốc là quyền lực chính trị chứ không phải kinh tế.

Nhưng các nhà phân tích bên ngoài Trung Quốc đã phạm phải sai lầm này. Họ đã hiểu sai kết quả của hội nghị hơn 10 năm trước như thế nào?

Kênh đào Phù Nam (Funan Techo) trong tổng thể lưu vực sông Mekong. Ảnh: Stimson Center/ Brian Eyler

Hệ lụy khó lường của việc Campuchia làm kênh đào Phù Nam bất chấp Hiệp định Mekong 1995

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore tổ chức hội thảo “Kênh Phù Nam: Xác định lại khả năng kết nối, định hình lại chính trị” trong ngày 21/6/2024. Theo nhiều chuyên gia quốc tế tại hội thảo, là quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong, việc Campuchia bỏ qua quy trình Tham vấn trước mà Hiệp định Mekong 1995 quy định sẽ gây ra nhiều tiền lệ nguy hiểm cho dòng sông này.