Ông Trần Văn Bang bị bắt vì tham gia đấu tranh dân chủ

Ông Trần Văn Bang. Ảnh: Facebook Trần Bang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Trần Văn Bang, một người tham gia vận động dân chủ hóa tại Việt Nam, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam ở Sài Gòn ngày đầu tháng Ba.

Ông Trần Văn Bang, 61 tuổi, có trang Facebook Trần Bang bị vu cho tội “tàng trữ, soạn thảo, đăng tải và phát tán các bài viết có nội dung xuyên tạc, phỉ báng” chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam.

Tờ Tuổi Trẻ ngày thứ Ba, 1 tháng Ba, cho biết ông Bang bị khởi tố từ ngày 24 tháng Mười Một, 2021, và bị gọi đi thẩm vấn nhiều lần cuối năm ngoái. Ngày 1 tháng Ba thì ông bị gọi đi thẩm vấn nữa và bị tống giam.

Nhiều người tham gia vận động dân chủ hóa tại Việt Nam viết trên Facebook rằng ông Bang đang mang nhiều trọng bệnh trong người nên lo âu cho ông khi bị bỏ tù trong những điều kiện thật khắc nghiệt.

Hà Nội bắt ông Trần Văn Bang chỉ một ngày sau khi y án 11 năm tù với nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn cũng cùng một cáo buộc. Ông Bang là thành viên của “Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng” gồm hầu hết là những đảng viên CSVN phản tỉnh, lên tiếng về các vấn đề của đất nước nhưng trái ngược với chủ trương độc tài đảng trị của chế độ.

Ông cũng như các thành viên khác của “Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng” biểu tình và tham gia ký tên vào các bản tuyên bố chống Trung Quốc bá quyền bành trướng, chống công ty Formosa xả hóa chất độc hại làm chết biển bốn tỉnh miền Trung, đòi hỏi Hà Nội trả tự do cho những người tham gia vận động dân chủ hóa đất nước mà bị bỏ tù. Bây giờ tới ông bị bỏ tù.

Trang Facebook của ông đã không cập nhật chia sẻ thông tin hay viết bình luận gì từ cuối năm ngoái. Có lẽ ngày 26 tháng Mười Hai, 2021, là ngày cuối cùng ông hoạt động trên Facebook khi ông đăng tấm hình nhà thờ Công Giáo tại giáo xứ Thanh Đa tấp nập giáo dân, rực rỡ ban đêm với đèn và trang hoàng lễ Giáng Sinh. Cũng ngày này ông viết: “Hôm nay FB ‘cho mở lại’ nhưng vì lý do sức khỏe sau hơn 10 năm chơi Phây nay tôi tạm nghỉ một thời gian, xin kính chào anh chị em.”

Cũng cuối năm ngoái, Facebooker Trần Bang chia sẻ lại thông tin từ Ủy Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo (Committee to Protect Journalists, CPJ) cáo buộc CSVN đứng hàng thứ tư trên thế giới về việc bỏ tù các nhà báo độc lập, sau ba nước độc tài khác là Trung Quốc, Miến Điện và Ai Cập.

Trong đó, theo CJP, nhà cầm quyền CSVN “giam giữ 23 nhà báo và có dấu hiệu chưa chịu dừng lại, đã vượt qua mặt nhà nước độc tài Belarus của năm quốc gia tồi tệ nhất thế giới.” Danh sách bị CSVN bắt tù không những là các nhà báo độc lập mà còn cả những người từng là nhà báo làm tại các báo “lề đảng” tuyên truyền một chiều rồi sau phản tỉnh.

Không riêng gì các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc từng nhiều lần đòi CSVN trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các nhà báo độc lập như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng… đã “bị bắt giữ tùy tiện” dựa trên “những điều luật hình sự mơ hồ.”

Tháng Chín, 2021, Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ra một bản tuyên bố lên án CSVN bỏ tù các cá nhân chỉ vì người ta “thực hiện quyền tự do ngôn luận.” Theo ủy hội, Hà Nội nhắm “củng cố bầu khí sợ hãi tại Việt Nam để dân chúng tự kiểm duyệt” mà không dám lên tiếng trước cường quyền bạo lực.

Nguồn: Người Việt

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.