Ông Võ Văn Thưởng bị bãi miễn các chức vụ: liệu có thỏa đáng?

Ông Võ Văn Thưởng là vị nguyên thủ thứ hai của Việt Nam bị mất chức vì vi phạm kỷ luật đảng trong vòng hơn một năm. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc bãi miễn tất cả các chức vụ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mà không đưa ông ra trước pháp luật là ‘không thỏa đáng’ nếu như ông Thưởng đã nhận hối lộ số tiền lớn, một nhà quan sát chính trị từ trong nước nói với VOA.

Hôm 21/3, sự nghiệp chính trị của ông Thưởng, chủ tịch nước trẻ nhất lịch sử và một thời được xem là ngôi sao đang lên trong đảng Cộng sản, coi như kết thúc khi Quốc hội biểu quyết bãi miễn chức chủ tịch nước và đại biểu Quốc hội của ông, một ngày sau khi ông bị cho ra khỏi Bộ Chính trị và Trung ương đảng ‘theo nguyện vọng cá nhân.’

Ông Thưởng là vị nguyên thủ thứ hai có kết cục này trong vòng hơn một năm, sau người tiền nhiệm của ông là Nguyễn Xuân Phúc hồi đầu năm 2023.

Ăn hối lộ?

Về vi phạm của ông Thưởng, thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng hôm 20/3 ghi rằng ông ‘đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương và chịu trách nhiệm người đứng đầu’ nhưng không nói rõ ông Thưởng đã vi phạm những gì.

Đáng chú ý là ông Thưởng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định là có sai phạm sau cuộc họp hôm 18/3. Trong cuộc họp này, cơ quan phụ trách kỷ luật đảng đã đi đến quyết định đề nghị kỷ luật các ông Đặng Văn Minh và Cao Khoa, chủ tịch và cựu chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, địa phương ông Thưởng từng làm bí thư từ năm 2011 đến năm 2014.

Hai ông Minh và Khoa trước đó đã bị công an khởi tố về tội ‘Nhận hối lộ’ khi họ mở rộng điều tra vụ án ở tập đoàn bất động sản Phúc Sơn. Ngoài các lãnh đạo Quảng Ngãi, cuộc họp hôm 18/3 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã đề nghị kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan và ông Lê Duy Thành, lần lượt là bí thư và chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, vì đã ‘nhận hối lộ’ của tập đoàn Phúc Sơn.

Theo những thông tin rò rỉ trong hậu trường thì người nhà của ông Võ Văn Thưởng đã nhận số tiền đến 60 tỷ đồng từ Phúc Sơn để xây nhà thờ tổ khi ông còn là bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. VOA không thể độc lập kiểm chứng thông tin này.

Trao đổi với VOA, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS và là nhà quan sát chính trị ở Hà Nội, nói rằng ‘có khả năng đến 99%’ ông Thưởng bị mất chức là ‘dính đến vụ hối lộ ở tập đoàn Phúc Sơn.’

Ông A chỉ trích đảng ‘che giấu thông tin’ về vi phạm của ông Thưởng, điều mà theo ông ‘chỉ khiến người dân thêm hoài nghi.’

“Có thể nếu họ nói rõ ra vi phạm của ông Thưởng thì ê mặt quá [cho ông Thưởng và cho đảng],” ông A phân tích và cho rằng ‘nhiều khả năng ông Thưởng có tội,’ vì ‘nếu không ông ấy đã không chấp nhận sự nhục nhã như thế này.’

“Nếu họ làm thật nghiêm khắc thì họ phải vạch ra là ông ấy đã vi phạm cái gì. Nếu quả thật ông ấy đã nhận hối lộ thì phải đưa ra xử một cách nghiêm túc. Còn nếu ông ấy không nhận hối lộ thì phải cho ông ấy cái quyền thanh minh một cách rạch ròi,” ông A nói.

Khi được hỏi về hình thức xử lý ông Thưởng về kỷ luật đảng mà không xử lý hình sự, nhà bất đồng chính kiến này cho rằng ‘không thỏa đáng’ đối với dân.

Luật pháp Việt Nam quy định ai nhận hối lộ số tiền hay tài sản từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ đối mặt với mức án từ 20 năm, chung thân cho đến tử hình. Ông A chỉ ra rằng ‘có người ăn trộm một con vịt còn bị bắt đi tù 7 năm.’

“Có thể ông ấy đã lên đến chủ tịch nước thì có được kim bài miễn giảm nào đó,” ông A bình luận về việc ông Thưởng được cho ‘hạ cánh an toàn.’

“Nếu ông ấy đã nhận hối lộ mà được cho thoát tội thì đấy là điều chứng tỏ nữa là ở Việt Nam có nhiều người ngồi xổm trên pháp luật. Cái gọi là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên vứt vào sọt rác,” ông A chỉ trích.

Bài học về nhân sự

Vụ việc ông Thưởng xảy ra vào lúc Trung ương đảng đang chuẩn bị công tác nhân sự cho đại hội 14 của đảng Cộng sản sẽ diễn ra vào năm 2026.

Trước đại hội 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người phụ trách công tác nhân sự của đảng, khi đó đã nói rằng ‘tuyệt đối không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất.’

Tuy nhiên, khóa 13 chỉ mới đi được hơn nửa nhiệm kỳ đã có đến 4 trên 18 ủy viên Bộ Chính trị bị mất chức, bao gồm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Đó là chưa kể hơn một chục ủy viên trung ương Đảng là lãnh đạo các tỉnh, thành và các bộ, ban, ngành đã bị kỷ luật vì tham nhũng.

“Thực sự nó cho thấy chính sách nhân sự mà đảng Cộng sản Việt Nam cho là rất quan trọng thực sự là đã thất bại. Tôi nghĩ những người đứng đầu phụ trách công tác này phải thừa nhận trách nhiệm chính trị của mình như là ông Võ Văn Thưởng và Nguyễn Xuân Phúc trước kia,” ông A lập luận.

Theo lời ông A thì những người đề cử ông Thưởng và ghế chủ tịch nước và những người trong trung ương đảng đã bỏ phiếu tán thành ‘đều phải kiểm điểm nghiêm khắc.’

Tại phiên họp của tiểu ban Nhân sự chuẩn bị cho đại hội 14 hôm 13/3 có sự tham gia của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, ông Trọng khi đó đã được báo chí trong nước dẫn lời nói rằng ‘phải có con mắt tinh đời,’ ‘đừng trông gà hóa cuốc,’ ‘đừng thấy đỏ tưởng là chín,’ hay đừng để bị đánh lừa bởi ‘cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong.’

Khi được hỏi về quyết tâm chống tham nhũng của đảng khi có đến 4 ủy viên Bộ Chính trị phải ra đi khi chỉ mới hơn nửa nhiệm kỳ – điều chưa từng thấy trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam – ông A nói: “Cái gọi là chống tham nhũng ở Việt Nam không thể có kết quả được. Chỉ là vặt những nụ, những cành mà thôi còn gốc rễ là vấn đề bản thân hệ thống. Bản thân hệ thống đẻ ra tham nhũng.”

Về bài học đảng rút ra cho công tác nhân sự trong nhiệm kỳ sắp tới, nhà quan sát chính trị này cho rằng ‘phải thực thi dân chủ trong đảng.’

“Có một cách rất đơn giản là đừng bưng bít thông tin. Hãy để cho dân chủ trong đảng phát huy tác dụng của nó. Tức là tất cả các đảng viên được nói lên chính kiến của mình và được phê phán những người khác, phê phán những lãnh đạo một cách xây dựng.”

Tuy nhiên, ông A cho rằng đảng sẽ không làm được điều này vì điều lệ đảng quy định ‘dân chủ tập trung,’ điều mà ông cho là ‘phản dân chủ’ vì ‘cấp dưới phải phục tùng cấp trên, thiểu số phải phục tùng đa số.’

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.