Search Results for: kiện trung quốc – Page 2

Hình ảnh nhìn từ trên không một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ảnh chụp ngày 27 tháng 7 năm 2012. Ảnh: AFP

Quần đảo Hoàng Sa tròn 50 năm bị Trung Quốc cưỡng chiếm và ý kiến chuyên gia

Cưỡng chiếm Hoàng Sa được coi là sự kiện khởi đầu để Trung Quốc bước vào giai đoạn dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ, lãnh hải. 14 năm sau khi mất Hoàng Sa, Việt Nam lại mất đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Trong trận thảm sát vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân Việt Nam trên đảo.

Tham vọng "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg

Việt Nam và Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Qua 10 năm thực hiện, nhìn chung BRI không đạt mục tiêu như Trung Quốc mong muốn. Những nước tham gia BRI tích cực thì mắc vào bẫy nợ như Sri Lanka và Lào, hoặc có nguy cơ phụ thuộc sâu vào Trung Quốc như Cambodia.

Cảng biển Shihanoukville của Cambodia được xem như là mô hình của việc tham gia BRI. Vốn đầu tư do Trung Quốc cung cấp, và kết quả là tư bản Trung Quốc chiếm tới 95% khách sạn, nhà hàng ở đây và thành phố biển nầy tràn ngập trung tâm du lịch (resorts) và sòng bạc (casino) với các bảng hiệu bằng tiếng Trung Quốc.

Tàu Xiang Yang Hong 10 (Hướng Dương Hồng 10) của Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam hôm 5/6/2023. Ảnh: Twitter/RayPowell

Việt Nam nên cứu xét đứng đơn kiện đơn lẻ, bên cạnh kiện tập thể Trung Quốc về xâm phạm chủ quyền ra Tòa án quốc tế

Trước các sự kiện mà Trung Quốc bị cho liên tục có các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam một cách có hệ thống, mà gần đây là đưa tàu nghiên cứu, được tháp tùng bằng nhiều tàu bè và lực lượng khác, vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền, quyền tài phán và thuộc vùng đặc quyền kinh tế, từ Sài Gòn, Luật gia Hoàng Việt, nhà quan sát an ninh Biển Đông và khu vực, nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do về biện pháp mà ông cho là khả thi và căn cơ để Việt Nam nay có thể cân nhắc đối phó.

Từ sự kiện Đá Ba Đầu nhìn về chiến thuật “Vùng xám” & “Chiến tranh nhân dân trên biển” của Trung Quốc

Trung Quốc đã và đang sử dụng chiến thuật “vùng xám,” đặc biệt là “Chiến tranh nhân dân trên biển” trong việc thực hiện tham vọng bành trướng của nước này ở Biển Đông. TS. Vũ Hồng Lâm, một chuyên gia hàng đầu về vấn đề biển Đông và an ninh châu Á, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (APCSS) cho rằng, để đối phó hiệu quả với những chiến thuật này của Trung Quốc, các quốc gia nhỏ có tuyên bố chủ quyền trong khu vực như Philippines và Việt Nam cần sớm đưa các vi phạm của Trung Quốc ra công luận quốc tế đồng thời kiên trì đấu tranh với Trung Quốc ngay tại khu vực xảy ra xung đột.

Ngoại Trưởng Singapore Balakrishnan (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc gặp hôm 31/3/2021 ở Phúc Kiến. Ảnh: SCMP

Vì sao Trung Quốc không mời CSVN gặp mặt ở Phúc Kiến

Điều mà dư luận quan tâm là tại sao Bắc Kinh đã không mời Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh tham dự trong cuộc thảo luận này, khi Việt Nam giữ một vài trò quan trọng ở Biển Đông và cũng là chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từ ngày 1 tháng Tư, 2021?

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có thái độ “lạnh nhạt” đối với CSVN.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở phía bắc đảo Natuna, Indonesia hôm 11/1/2020. Ảnh: Reuters

Kiến nghị Quốc Hội Việt Nam hành động phản đối Luật Hải Cảnh của Trung Quốc

Những người đồng ký tên kiến nghị yêu cầu Quốc Hội Việt Nam “hành động và ban hành”: Thứ nhất là nghị quyết chính thức phản đối và bác bỏ giá trị pháp lý của Luật Hải Cảnh của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng biển, vùng trời của Việt Nam; thứ nhì là ban hành nghị quyết về việc khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế; và cuối cùng là ban hành nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Công Ứớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đặc biệt lưu ý về khả năng đổ vỡ trật tự pháp lý tại Biển Đông.

Việt Nam tặng thiết bị y tế trị giá nửa triệu đô cho Trung Quốc (trái) và cảnh dân thủ đô Hà Nội tranh nhau mua khẩu trang nhằm ngừa bị lây nhiễm virus corona Vũ Hán. Ảnh: Web Việt Tân edited

Việt Nam giúp, Trung Quốc không cám ơn: Hai sự kiện, chỉ một ý nghĩa!

Chúng ta phải hiểu như thế nào về việc nhà nước CSVN xuất ra cả nửa triệu đô la, chính thức công bố, chưa kể 100.000 đô la nữa của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, để cứu giúp Trung Quốc mà đến khi cảm ơn cả một danh sách dài tới 21 nước thì Trung Quốc lại không cảm ơn Việt Nam?

Thế là thế nào?

Phải chăng Trung Quốc … quên? Không! Không đời nào!

"Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc", nhận định của Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton tại Anh, trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle. Ảnh: Việt Tân edit

“Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc”

Những nước ven biển không có nhiều lựa chọn để đối phó chống lại Trung Quốc. Con đường đàm phán ngoại giao không dẫn đến thành công trong việc lay chuyển Trung Quốc hợp tác, như các cuộc đối đầu gần đây cho thấy… Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên, khi những chuyên gia Việt Nam khác nhau vào tháng 8 (chú thích của người dịch: chính xác là 6 tháng Mười, 2019) tại một cuộc tọa đàm ở Hà Nội đã lên tiếng, Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế.

Biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lấn Bãi Tư Chính và đòi CSVN phải kiện ra tòa án quốc tế do Đảng Việt Tân, đảng bộ Đức Quốc tổ chức tại thành phố Frankfurt hôm 24 tháng 8, 2019. Ảnh: Việt Tân Đức Quốc

Đồng bào Đức Quốc biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lấn Bãi Tư Chính, đòi CSVN phải kiện ra tòa án quốc tế

Trước thái độ ngang ngược của Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại Bãi Tư Chính, và trước thái độ hèn hạ của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đông đảo đồng bào từ khắp miền Bắc Trung Nam nước Đức đã hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Việt Tân, cơ sở Đức tụ tập về thành phố Frankfurt am Main, trung tâm tài chánh của Âu Châu, để biểu tình trước Tổng Lãnh Sự Quán (TLSQ) Trung Cộng, TLSQ Việt Cộng và diễn hành ra phố chính đến quảng trường lịch sử Paulsplatz.

Quang cảnh phiên xử Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) tháng Bảy, 2016. Hàng ghế bên phải bị bỏ trống vì Trung Quốc từ chối không tham dự phiên xử. Ảnh: Permanent Court of Arbitration

Từ vụ Scarborough, Việt Nam cần khởi kiện ngay Trung Quốc

Qua kinh nghiệm của Philippines đối với hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough, đây là lúc Việt Nam phải sử dụng biện pháp pháp lý hơn là dùng công hàm ngoại giao hoặc hô hào chống đối theo kiểu xoa dịu sự phẫn nộ của người dân.