Phá sản ngân hàng: đừng đánh bạc với dân!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiện dư luận nổi lên sự tranh cãi liên quan đến một số điều trong Luật các tổ chức tín dụng được Quốc Hội CSVN thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 1, 2018. Các điều khoản trong luật nói trên lần đầu tiên cho phép ngân hàng chọn phương án phá sản. Đây là một trong những hình thức mà nhà cầm quyền CSVN nói là nhằm tái cơ cấu các ngân hàng bị cho là yếu kém được hiệu quả hơn, thế nhưng người bỏ tiền tín dụng lại tỏ ra hoang mang và lo lắng.

Lâu nay, người dân Việt Nam đi vay nếu mất khả năng trả nợ thì sẽ bị ngân hàng áp dụng các biện pháp xử phạt như tăng lãi suất, phạt tiền, tịch thu và tịch thu tài sản với mục đích thu hồi lại số tiền gốc và lãi về cho ngân hàng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Luật các tổ chức tín dụng mới quy định bồi thường tối đa cho người gửi tiền khi ngân hàng phá sản chỉ là 75 triệu đồng.

Dư luận rất lo ngại vì người gửi 100 triệu cũng như người gửi 10 tỉ đồng cũng chỉ được bồi thường như nhau. Không dừng ở đó, luật cũng quy định, nguyên tắc đầu tiên khi ngân hàng bị phá sản là tài sản ngân hàng đó phải trả lại cho ngân sách nhà nước trước, tiếp đến là trả cho các khách hàng doanh nghiệp và cuối cùng mới đến khách hàng cá nhân. Rõ ràng quyền lợi của người gửi đã bị xem nhẹ trong mắt quan chức làm luật.

Một kẻ hở khác trong hệ thống luật hiện nay là đánh giá chính xác được uy tín của các ngân hàng tại Việt Nam để “chọn mặt gửi vàng’’ là điều vô cùng khó khăn; bởi lẽ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây tuyên bố không công khai danh sách xếp hạng tổ chức tín dụng. Còn đối với các con số do ngân hàng công bố, người dân cũng không có cách nào kiểm chứng độ chính xác. Trong khi đó, cơ chế kiểm soát của nhà nước đối với ngân hàng hiện nay rất lỏng lẻo, không có cơ chế ngăn ngừa. Hệ thống thanh tra của ngân hàng không có hiệu quả. Hàng loạt các vụ án thất thoát, tham nhũng liên quan đến các ngân hàng vừa qua là minh chứng cụ thể.

JPEG - 98 kb
75 triệu đồng là số tiền tối đa bồi thường cho người gởi tiền khi ngân hàng phá sản. Ảnh: AFP

Hậu quả của những bất cập trên là người gửi tiền sẽ không biết được tình hình “sức khỏe” cũng như xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng mà mình đang gửi tiền. Như vậy thay vì gửi ngân hàng như là một lựa chọn an toàn truyền thống, chính quyền Việt Nam hiện nay đang đẩy người dân sang hình thái đánh bạc theo kiểu may rủi.

Những người cao tuổi, hưu trí được đánh giá là nhóm khách hàng chịu tác động tiêu cực lớn nhất của bộ luật này. Họ chỉ có chút tiền chắt chiu, dành dụm để phòng thân, nếu giữ ở nhà thì sợ trộm cướp, chọn gửi ngân hàng thì lại ngày đêm bất an không biết khi nào ngân hàng thông báo bị phá sản. Trong khi đó, bộ luật nói trên lại đang tạo điều kiện cho thành phần doanh nghiệp không làm ăn chân chính, các nhóm lợi ích. Ví dụ, tài sản của một doanh nghiệp trị giá thực tế là 1 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp đó đút lót để được tăng định giá trị lên 1,5 tỷ để thế chấp và vay tiền. Nếu ngân hàng phá sản thì nhóm đối tượng này sẽ được lợi.

Chủ trương cho phép ngân hàng phá sản với một mức đền bù thấp một lần nữa đẩy sự rủi ro trong các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam lên một nấc thang mới. Việt Nam có hàng chục ngân hàng thương mại, phần lớn là do quan chức đỏ làm chủ với các nghiệp vụ thao túng, lợi ích nhóm. Nhiều năm qua, khối ngân hàng thương mại đã gây ra núi nợ xấu, dư nợ qua các dự án “ma”, làm giả hồ sơ tín dụng, rút tiền ra chia chác cho nhau. Đồng thời, các ngân hàng này cũng gặp nhiều tai tiếng trong việc bòn rút tiền của khách hàng, cụ thể như vụ 17 sổ tiết kiệm hơn 400 tỷ “bốc hơi” sau 5 năm gửi tại Oceanbank, 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm biến mất tại BIDV, bị mất gần 800 triệu trong tài khoản của VietinBank…

Nguyên nhân hầu hết đều chưa có kết luận rõ ràng. Nay Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực cho ngân hàng phá sản chỉ đền cho chủ tài khoản tối đa 75 triệu. Cách đền bù cho có này thực chất là hình thức dùng sức mạnh để cướp tài sản của dân chúng.

Phá sản ngân hàng chỉ nên coi là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục không thành công. Thực tế, ngân hàng không chỉ là nơi nhận tiền gởi của khách hàng, mà có vai trò cung cấp vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo hiểm. Nếu bị phá sản sẽ có nguy cơ gây hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

Ngoài ra, khi một ngân hàng bị phá sản, nguy cơ là các ngân hàng khác cũng bị liên đới, chẳng hạn vì có sở hữu chéo. Ví dụ như qua cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua, bắt đầu từ việc phá sản của ngân hàng Lehman Brothers năm 2008 ở Hoa Kỳ. Nền kinh tế Iceland bị khủng hoảng trầm trọng khi ba ngân hàng lớn bị phá sản và phải bị quốc hữu hóa, dẫn đến việc nước này nằm trên bờ vực phá sản. Hay trường hợp của Hy Lạp và Tây Ban Nha trong đợt khủng hoảng vừa qua cũng như vậy.

Trong trường hợp Việt Nam, thông tin vốn dĩ thiếu minh bạch, vì vậy tin đồn có ảnh hưởng rất lớn, việc cho một ngân hàng phá sản là việc phải rất cẩn thận để không gây khủng hoảng xã hội. Cần phải xem xét quy mô của việc này, xem xét ảnh hưởng có thể có lên người dân và doanh nghiệp. Nếu bắt buộc phải cho phá sản ngân hàng, phải có những quy định chặt chẽ. Ví dụ, trong những trường hợp cần thiết, Chính phủ phải bảo hiểm 100% cho tiền gửi của người dân. Những món tiền dân tích cóp gửi tiết kiệm nên được bồi thường đầy đủ thay vì chỉ tối đa 75 triệu đồng như luật hiện hành.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.