Phan Kim Khánh và Drew Pavlou

Sinh viên Úc Drew Pavlou (trái) và sinh viên Phan Kim Khánh. (Web Việt Tân edited)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Drew Pavlou (người Úc) có lẽ là một sinh viên đại học nổi tiếng nhứt thế giới, vì em thách thức cả hệ thống đại học Úc và chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Tàu. Sáng nay đọc câu chuyện của Drew Pavlou trên “The Australian” làm tôi liên tưởng đến một em sinh viên khác ở Việt Nam tên là Phan Kim Khánh (mà có lẽ nhiều người không/chưa nghe đến).

Drew Pavlou

Drew chỉ mới 20 tuổi, nhưng tầm nhìn và nhận thức của anh ta thì hơn độ tuổi đó nhiều. Drew là sinh viên năm thứ 3 về triết học thuộc Đại Học Queensland (UQ), một đại học thuộc hàng “pestigious” (Go8) trên thế giới. Ngay từ năm đầu vào đại học, Drew đã tỏ ra là người có tố chất lãnh đạo và làm chánh trị. Em được bầu làm thành viên của University Senate (giống như thượng nghị viện của đại học) và giữ chức vụ đại diện sinh viên trong vài uỷ ban của đại học. Dù chưa đủ tuổi 20, nhưng Drew đã viết bài cho các tạp chí lừng danh như Foreign Policy, Quillette, và nhựt báo Sydney Morning Herald. Chủ đề mà em quan tâm là chánh sách ngoại giao, nhân quyền, chống nghèo đói, và đặc biệt là… chống đảng Cộng Sản Tàu.

Ngay từ lúc vào đại học, Drew đã nhận ra rằng đảng Cộng Sản Tàu đang khuynh đảo hay gây tác động xấu đến Đại Học Queensland. Anh ta rất quan tâm đến việc Tàu thành lập Viện Khổng Tử trong Đại Học Queensland, mà nhiều người xem là ổ gián điệp và tuyên truyền và tẩy não của Tàu. Drew cũng quan tâm đến viên hiệu trưởng UQ có những mối liên hệ mật thiết với đảng Cộng Sản Tàu. Drew cũng quan tâm đến tình hình bên Hong Kong, và ủng hộ đấu tranh của sinh viên Hong Kong. Nói chung, Drew tuy còn rất trẻ, nhưng suy nghĩ thì không hề trẻ, mà rất có lập trường chín chắn.

Không chỉ quan tâm, Drew còn là người hành động. Anh ta tổ chức những buổi biểu tình ủng hộ người Hong Kong, ủng hộ người Ngô Duy Nhĩ và Tây Tạng ngay tại khuôn viên Đại Học Queensland. Cuộc biểu tình dẫn đến sự đụng độ giữa sinh viên Hong Kong và sinh viên Tàu lục địa. Drew cho biết anh ta từng bị hành hung bởi những người chống biểu tình mà anh ta nghi là bọn sinh viên Tàu dưới sự điều khiển của chi bộ đảng Cộng Sản Tàu tại Queensland. Đảng Cộng Sản Tàu, qua cái loa Hoàn Cầu Thời Báo, bêu rếu Drew.

Những hành động của Drew làm cho ban giám hiệu Đại Học Queensland nhức đầu. Khi được đắc cử vào Senate của Đại Học Queensland, việc đầu tiên anh ta làm là kiến nghị cách chức hiệu trưởng vì ông này có quan hệ mật thiết với đảng Cộng Sản Tàu. Ban giám hiệu tìm cách hạn chế anh ta bằng cách ‘vạch lá tìm sâu.’ Họ kết tội anh ta là… ăn cắp bút trong tiệm bán sách của Đại Học Queensland. Sự thật là anh ta vào tiệm lấy cây bút để ghi lại một câu văn, và trả lại vào kệ, chớ không hề lấy. Họ kết tội Drew là dùng ngôn ngữ không thích hợp trên mạng trong những cuộc tranh luận. Tuần vừa qua, Đại Học Queensland ra quyết định kỷ luật Drew Pavlou bằng hình thức buộc nghỉ học trong vòng 2 năm.

Lập tức, Drew kháng nghị. Và, cả hệ thống truyền thông Úc nêu trường hợp của Drew. Họ đặt vấn đề là một nước Úc giương cao tinh thần tự do tư tưởng thì tại sao một đại học lại có hành động đi ngược lại tinh thần đó. Chẳng những đi ngược lại tinh thần tự do tư tưởng mà còn làm có lợi hay gián tiếp đồng tình với đảng Cộng Sản Tàu chống lại công dân Úc. Rất nhiều giáo sư (kể cả Giáo Sư Clive Hamilton, tác giả cuốn sách “Silent Invasion“) và nhiều chánh trị gia lên tiếng chỉ trích quyết định của Đại Học Queensland.

Đúng 1 ngày sau quyết định, ông Chancellor của Đại Học Queensland (Chancellor là chức cao hơn hiệu trưởng) tuyên bố rằng ông sẽ xem xét lại quyết định của Ban giám hiệu vì ông thấy quyết định đó không thoả đáng. Ông Chancellor cho biết ông sẽ tổ chức một phiên họp bất thường để đánh giá lại vấn đề và bảo đảm công bằng cho Drew Pavlou. Đây là một diễn biến có thể nói là rất bất thường, chưa từng xảy ra trong lịch sử Đại Học Queensland. Anh sinh viên Drew Pavlou trở thành người sinh viên nổi tiếng nhứt nước Úc, và có người xem anh ta là biểu tượng của đấu tranh chống đảng Cộng Sản Tàu.

Tôi nghĩ trong cộng đồng và giới trí thức Úc, có rất, rất nhiều người ủng hộ Drew. Giới chánh khách, kể cả cấp thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao, cũng sẽ quan tâm đến trường hợp của Drew. Họ sẽ theo dõi và xem ông Chancellor giải quyết vấn đề như thế nào. Các đại học Úc đã lún sâu vào sự lệ thuộc vào nguồn sinh viên Tàu, và đã đến lúc phải giảm sự lệ thuộc này. Nhiều đại học Úc đang bàn chuyển sang nguồn sinh viên khác có cùng ý thức hệ như Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Miến Điện.

Phan Kim Khánh

Có lẽ Drew Pavlou không biết đến một ‘đồng môn’ của em ở Việt Nam tên là Phan Kim Khánh. Khánh là sinh viên Khoa Quốc Tế thuộc Đại Học Thái Nguyên. Giống như Drew, Khánh cũng quan tâm đến chánh trị và đấu tranh cho người nghèo (vì em xuất thân từ một gia đình nghèo). Khánh viết:

Tôi sinh ra ở làng quê nghèo, nơi mà những người thân của tôi phải dạy từ sớm trước cả tiếng gà gáy, để rồi ra đồng cấy cày, những người như bố tôi thì đi xây, đi sửa những ngôi nhà nhỏ! Họ là những người vất vả nhất mà tôi từng thấy thế nhưng tôi cũng thấy họ là những người nghèo nhất mà tôi từng gặp.

Tôi sinh ra ở nơi mà mỗi người trẻ như tôi được đi học đại học là niềm vinh dự cho cả gia đình dòng họ. Làng tôi nhiều người học giỏi, thanh niên học từ trường danh giá cho tới những đại học bình thường, từ những ngành học Hot cho tới những ngành học mà nghe tới đã không muốn học! Họ học giỏi và ra được trường, nhưng họ chẳng xin được việc.

Tôi đi học, được chơi với những người bạn mới, họ đưa tôi đi tới những nơi sang trọng mà ở quê tôi chỉ nghĩ nó tồn tại trong phim, họ đưa tôi đi ăn những món ăn đắt tiền nếu quy giá cũng bẳng cả đàn gà bà tôi nuôi mỗi năm. Họ cho tôi những lọ nước hoa mà tôi vừa dùng vừa thấy tiếc mùi hương giá cả cân gạo. Tôi thường cau mày mỗi khi ngồi lại và nghĩ, giá như người dân quê tôi được hưởng thụ những thứ đó, chỉ 10% thôi thì có thỏa cái công họ làm lụng vất vả không?

Tôi yêu chính trị, bạn bè tôi nói tôi là chính trị gia, là người có ước mơ vĩ đại này nọ. Nhưng với tôi, làm chính trị không phải để đạt được cái gì to tát như Đại biểu Quốc hội, bộ trưởng, chủ tịch này nọ. Với tôi làm chính trị là đơn giản là san cho con đường của các em nhỏ tới trường được dễ dàng, cho đất cày của Bà con Nông dân quê tôi được mềm lúa cấy lên tươi tốt. Đơn giản là cho người với người sống yêu thương nhau…

Đọc những lời tâm sự đó, ai mà không thương em sinh viên Phan Kim Khánh. Còn trẻ tuổi như vậy mà đã có hoài bão đẹp, trong khi đa số sinh viên ở tuổi đó chỉ lo chuyện bồ bịch, selfie, hay ăn chơi. Khánh quả là một ‘rare species‘ [giống hiếm quí, tạm dịch] trong xã hội Việt Nam.

Cũng như Drew viết bài cho tạp chí để nêu quan điểm mình, Khánh lập trang blog “Báo Tham Nhũng” và “Tuần Việt Nam” để nói lên hoài bão đơn giản của mình. Ước mơ của Khánh hết sức đơn giản, và cũng thường hay nghe thấy trên những “đầu môi chót lưỡi” của các dân biểu, bộ trưởng và thủ tướng. Nhưng các quan nói điều đó thì được, còn Phan Kim Khánh thì không. Ngày 25/10/2017, Khánh bị tòa án tỉnh Thái Nguyên kết án 6 năm tù giam vì tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.”

Phan Kim Khánh bây giờ cũng trở thành một sinh viên nổi tiếng trên thế giới. Rất nhiều báo đài nổi tiếng trên thế giới nêu trường hợp em bị giam giữ mà theo họ là không đúng luật pháp. Tuần qua, một tổ hợp luật sư bên Mỹ gởi thơ khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc về trường hợp của Phan Kim Khánh.

Có lẽ đối với vài người ở Việt Nam thì Khánh vi phạm luật pháp Việt Nam và đáng bị phạt. Nhưng luật là do người làm ra, thì người vẫn có thể thay đổi luật cho phù hợp với thế giới văn minh. Nếu Khánh ở Úc thì những gì em ấy làm là hoàn toàn hợp pháp, thậm chí còn được khuyến khích.

Thật ra, nếu Khánh ở Úc thì với khả năng đó em ấy sẽ có một tương lai xán lạn. Ngược lại, nếu Drew Pavlou ở Việt Nam thì chắc anh ta cũng bị kêu án tù như Khánh, và không ai dám lên tiếng phản đối. Thế mới thấy câu “Định mệnh lệ thuộc vào địa lý” (geography is destiny) rất đúng cho trường hợp Drew Pavlou và Phan Kim Khánh.

Nguyễn Tuấn

Nguồn: Thông Tin Đức Quốc

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.