Phản Quốc và Phản Động

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong suốt thời gian trước, trong, và sau chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình, người ta nghe liên tục 2 chữ Phản Quốc và Phản Động. Có người đặt hẳn thành câu hỏi “Không theo Phản Quốc là Phản Động?”, hay “Nên đứng theo Phản Động hay ngồi cùng Phản Quốc?”.

Trước hết AI phản quốc? Ta có nhìn một cách rất khách quan về bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào khi có kẻ đang chiếm đảo nước mình rồi xây thành căn cứ quân sự để chiếm luôn biển, đang bắn giết đồng bào mình hàng ngày, hàng tuần, tức máu ĐANG đổ, nhưng lại đón tiếp kẻ đó như quốc khách với 21 phát đại bác và yến tiệc linh đình, thì phải gọi chính phủ đó là gì?

Cũng vậy, bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào một khi đã biết nước mình càng lệ thuộc vào một nước khác càng thụt lùi với vận tốc khủng khiếp, bị qua mặt bởi những nước trước kia đói nghèo hơn mình nhiều, nhưng nhất quyết không những không dừng lệ thuộc mà còn lao nhanh, phóng xa hơn nữa vào con đường giao thêm chủ quyền cho ngoại bang, mừng rỡ nuốt thêm cái lưỡi câu “1 tỉ nhân dân tệ”, thì phải gọi chính phủ đó là gì?

Còn chữ nào khác để diễn tả loại chính phủ đó ngoài chữ “Phản Quốc” không? Rõ ràng họ đang phản lại sự sống còn của quốc gia và dân tộc.

Vậy còn AI là thành phần phản động ? Tức ai là những người đang đi ngược? Xin thưa họ là những loại người sau đây:

– Những ai vạch trần sự gian xảo của trò vừa mua vũ khí lớn vừa tuyên bố “cương quyết không để đụng độ vũ trang xảy ra”, tức thề hứa sẽ không dùng, và như thế xóa ngay tác động ngăn chận, ngăn ngừa chiến tranh của vũ khí; hoặc sự gian xảo của trò xin tàu tuần duyên của Nhật nhưng mời Trung Quốc vào mở thêm những khu biệt lập tại những vùng bờ biển hiểm yếu như Vũng Áng; hoặc trò mua hỏa tiễn Israel để hướng ra biển nhưng cho Bắc Kinh lên tận Nóc nhà Đông Dương đặt căn cứ. Ai dám vạch trần sự thật đó đều là Phản Động vì đi ngược với “chủ trương lớn” của Đảng.

– Những ai không chấp nhận coi Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông là chuyện đã rồi, đã mất; Không chấp nhận luận điệu hèn kém, đùn đẩy cho con cháu trăm năm nữa giải quyết. Tấm gương mất vĩnh viễn Quảng Đông, Quảng Tây của cha ông ta vào tay Trung Quốc là tấm gương chưa mờ. Vì vậy, ai bảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông là trách nhiệm của chính chúng ta đều là Phản Động vì đi ngược với chính sách “Trung-Việt hòa hiếu” của Đảng.

– Những ai thà chấp nhận đổ máu mình trên đường phố vì côn an chứ không muốn đứng nhục nhã trên thảm đỏ đón rước Tập Cận Bình; Những ai còn nghĩ tới dòng máu đỏ của ngư dân Việt khi nhìn cảnh lãnh đạo Đảng nâng rượu đỏ chúc mừng Tập thiên hoàng. Họ đều là Phản Động vì còn quá xót xa những giọt máu Việt Nam.

– Những ai muốn ói mửa khi nghe chữ “đại cục” từ miệng Tập Cận Bình – cái đại cục cho phép Trung Quốc tiêu hóa dần một nước Việt yếu đuối và liên tục tụt hậu về mọi mặt, ngay cả so với Miến, Miên, Lào; Những ai không tự bịt tai giả vờ điếc về lời họ Tập nói tại Mỹ (trước khi đến Việt Nam) và tại Singapore (ngay sau khi rời Việt Nam) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại, trong lúc cả dàn lãnh đạo đảng và mấy trăm nghị gật vẫn long lanh mắt biếc mơ ước “Đồng chí Tập sẽ có hành động đi đôi với lời nói” tại Quốc Hội. Ai dám nói thẳng sự ngây thơ đó chỉ là lớp sơn che đậy lòng gian trá và đê hèn, dĩ nhiên đều là Phản Động.

Nếu phản động được định nghĩa như trên thì người Việt nào cũng có thể vỗ ngực rằng: Phản Động đã ngấm vào máu người Việt Nam. Cha ông Việt với truyền thống 5000 năm Phản Động đã liên tục xả thân giữ gìn mảnh đất này cho cháu con, chỉ ngoại trừ những kẻ ôm “đại cục” như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, …

Nhưng cũng có người hỏi: thế tôi không theo bên nào hết, chỉ ngồi yên thì sao? Xin thưa đó chính là điều mong muốn lớn nhất của lãnh đạo đảng, với những luận điệu quen thuộc như “Chuyện lớn hãy để đảng và nhà nước lo”, “Trung Quốc có làm thế thì cũng chỉ là yêu cho roi cho vọt”, “Đừng làm phức tạp tình hình”, … và thế là chủ quyền đất nước ngày càng rơi vào tình trạng nguy ngập hơn. Vì vậy không thể nói cách nào khác: ngồi yên chính là đồng ý phản quốc.

Vận mạng đất nước và dân tộc hôm nay đặt mỗi người Việt Nam chúng ta trước hai, và chỉ hai, chọn lựa với lương tâm: PHẢN QUỐC hay PHẢN ĐỘNG.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.