Phản Ứng Của CSVN Trước Dự Luật Nhân Quyền 2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 11.3 kb
Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ đã thông qua dự luật Nhân Quyền Việt Nam HR3096 ngày 31.07.2007

Mỗi lần quốc tế đưa ra những nhận xét về việc CSVN chà đạp Nhân Quyền đối với người dân, Hà Nội lại lồng lộn đưa ra những luận điệu phản bác. Họ cho rằng đó là “việc làm sai trái”, là “thiếu khách quan về tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam”, là “can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam”… Lần này, sau khi dự luật HR 3096 Nhân Quyền Việt Nam 2007 do một số dân biểu lưỡng đảng thuộc Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ đệ trình và được Ủy Ban Ngoại Giao thông qua ngày 31/7/2007 vừa qua, ngoài những luận điệu trên, Hà Nội còn bịa đặt những điều không hề có trong dự luật, nhằm xuyên tạc và lừa bịp những người không có điều kiện nắm bắt nội dung của bản dự luật này.

Dự luật Nhân Quyền Việt Nam HR3096 nêu lên trong phần đầu, 14 nhận xét của Hoa Kỳ đối với chính quyền CSVN. Trong đó đáng chú ý là các nhận xét sau đây. Nhận xét thứ 3: “Hoa Kỳ chấp thuận cho CSVN gia nhập WTO với sự cam kết Việt Nam phải không ngừng cải thiện tình trạng tôn trọng Nhân Quyền”; Nhận xét thứ 7: “Từ khi được gia nhập WTO, ngày 11/01/2007, chính phủ Việt Nam đã bắt và bỏ tù nhiều nhân vật vì đã họ đã cổ võ dân chủ một cách ôn hòa, bao gồm linh mục Nguyễn Văn Lý và các luật sư Nhân Quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công nhân”. Dự luật cũng đưa ra nhận xét thứ 8 về việc chính quyền CSVN đã bắt bớ, quản thúc hay hạn chế tự do của rất nhiều người trong đó có 34 tên tuổi cụ thể đã được nêu chỉ vì họ đấu tranh ôn hòa cho tự do, dân chủ. Nhiều nhận xét về sự kiện CSVN vi phạm tự do tôn giáo, nhất là đối với đạo Tin Lành tại các vùng cư dân của các sắc tộc thiểu số, đã được nêu lên trong phần các nhận định.

JPEG - 7.1 kb
Dân Biểu Christopher Smith

Sau phần nhận xét với những chứng cớ rõ ràng, dự luật trong phần 3 đã đưa ra những biện pháp mà chính quyền Hoa Kỳ phải thi hành nếu CSVN tiếp tục vi phạm Nhân Quyền. Biện pháp đáng chú ý là cấm hành pháp Hoa Kỳ không được viện trợ cho CSVN, ngoại trừ những viện trợ nhân đạo. Những viện trợ không có tính cách nhân đạo được quy định bởi bộ luật về “ngoại viện” năm 1961 và bộ luật về kiểm soát xuất cảng vũ khí của Hoa Kỳ. Sẽ không bị chi phối bởi dự luật HR3096, những khoản viện trợ cứu gíúp nạn nhân thiên tai, cứu trợ thực phẩm, thuốc men và tài chánh để mua thực phẩm, thuốc men; cũng như cứu trợ người tỵ nạn… Trả lời một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Á Châu Tự Do, ông Chris Smith, một trong những tác giả dự luật cũng đã nói rõ: “Dự luật không hề đề cập đến các khoản viện trợ nhân đạo của Mỹ dành cho Việt Nam bao gồm cả khoản viện trợ cho các nạn nhân HIV/AIDS”. Ông Smith nói thêm: “Chúng tôi không hề có ý cản trở các nguồn viện trợ nhân đạo dành cho những đối tượng khốn khổ, bệnh tật, hay đói kém vì chúng tôi nhiệt tình mong muốn hỗ trợ những người khốn khó ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, cho dù chính phủ các nước đó có man rợ đến mức nào đi chăng nữa. Nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây là các khoản viện trợ an ninh và phát triển kinh tế”.

Dự luật cũng quy định chính phủ phải có biện pháp tài chánh và kỹ thuật hỗ trợ những nỗ lực cổ võ dân chủ cho Việt Nam, đặc biệt là các phương tiện chống CSVN phá sóng của đài phát thanh RFA, các phương tiện hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nhằm cải thiện tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam. Dự luật còn quy định là Tổng Thống Hoa Kỳ có thể ngưng áp dụng các điều khoản trong dự luật này, nếu chứng minh được với Quốc Hội là CSVN đã có những tiến bộ về mặt Nhân Quyền.

JPEG - 12.5 kb

Ngày 1/8/2007, tức là 1 ngày sau khi bản dự luật HR3096 được Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ chấp thuận, đài phát thanh chính thức của CSVN, VOV, đã phát đi bài có nhan đề “Một hành động sai trái và nguy hiểm, tổn hại đến quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ”. Ngay ở đoạn đầu, đài này đã nói “… điều không thể chấp nhận là trong bản dự luật nhân quyền năm nay, ông (Smith) đưa ra những điểm gắn với các khoản viện trợ nhân đạo cho Việt Nam…”. Như sợ rằng chưa được rõ ràng, đài này ngay sau đó nói tiếp : “Cụ thể, ông và những đồng tác giả đặt ra các điều khoản cấm các nguồn viện trợ nhân đạo cho Việt Nam…”. Người ta không tin rằng đài VOV của CSVN lại dốt nát về ngoại ngữ đến độ hiểu sai nội dung dự luật. Đây chính là hành vi xuyên tạc cố ý. Việc CSVN, một mặt chỉ trích dự luật, một mặt cố tình xuyên tạc Hoa Kỳ là nhằm vào thính giả Việt Nam hầu khích động lòng căm thù của dân ta đối với Mỹ. Đây là sách vở kinh điển của CSVN. Khi lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chế độ CSVN thối nát lên cao độ thì CSVN luôn luôn tìm cách hướng sự phẫn hận của nhân dân đến một đối tượng khác để thoát hiểm. Kế sách này của cộng sản thế giới và CSVN đã hữu hiệu ở cái thời người ta còn viết thư, dán tem, gửi bưu điện. Nó đã trở nên lố bịch ở thời đại tin học ngày hôm nay. Nó đã trở thành ngón đòn quật ngược lại chế độ. Chính CSVN đang phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khi họ tìm cách khơi lên mối hận thù của nhân dân đối với Hoa Kỳ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.