Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Ông Lại cam kết “không nhượng bộ cũng không khiêu khích” Bắc Kinh và cho biết ông tìm kiếm hòa bình trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng ông nhấn mạnh hòn đảo dân chủ này quyết tâm tự vệ “trước nhiều mối đe dọa và nỗ lực xâm nhập từ Trung Quốc.”

Đảng Dân Tiến của ông Lại không tìm kiếm sự độc lập khỏi Trung Quốc nhưng vẫn khẳng định rằng Đài Loan đã là một quốc gia có chủ quyền.

Văn phòng phụ trách các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc chỉ trích bài phát biểu nhậm chức của ông Lại là cổ vũ cho “sự ngụy biện của chủ nghĩa ly khai”, kích động đối đầu và dựa vào lực lượng nước ngoài mưu tìm độc lập.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ dung túng hay bỏ qua bất kỳ hình thức hoạt động ly khai ‘Đài Loan độc lập’ nào”, ông Trần Bân Hoa, người phát ngôn của Văn phòng Sự vụ Đài Loan thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nói.

“Cho dù tình hình trên đảo có thay đổi như thế nào, bất kể ai nắm quyền, điều đó không thể thay đổi sự thật rằng cả hai bên eo biển Đài Loan đều thuộc về một Trung Quốc… và không thể ngăn chặn xu hướng lịch sử về sự thống nhất cuối cùng với đất mẹ”, ông Trần nói.

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 20/5 cũng công bố lệnh trừng phạt đối với Boeing và hai công ty quốc phòng khác vì bán vũ khí cho Đài Loan.

Ông Lại, 64 tuổi, tiếp quản chức tổng thống từ bà Thái Anh Văn, người đã lãnh đạo Đài Loan qua 8 năm phát triển kinh tế và xã hội bất chấp đại dịch COVID-19 và các mối đe dọa quân sự ngày càng leo thang của Trung Quốc. Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và đã tăng cường đe dọa sáp nhập hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết.

Ông Lại được coi là người kế thừa các chính sách tiến bộ của bà Thái, bao gồm chăm sóc sức khỏe toàn dân, ủng hộ giáo dục đại học và hỗ trợ các nhóm thiểu số, bao gồm cả việc đưa Đài Loan trở thành nơi đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân đồng giới.

Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Lại cam kết củng cố mạng lưới an toàn xã hội của Đài Loan và giúp hòn đảo này phát triển trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và năng lượng xanh.

Từng là phó tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai của bà Thái, ông Lại được coi là một nhân vật hay khiêu khích trước đó trong sự nghiệp của mình. Năm 2017, ông tự mô tả mình là “người thực dụng vì nền độc lập của Đài Loan”, khiến Bắc Kinh chỉ trích. Kể từ đó, ông đã mềm mỏng hơn và hiện ủng hộ việc duy trì hiện trạng trên eo biển Đài Loan cũng như khả năng đàm phán với Bắc Kinh.

Chỉ một ngày sau khi ông Lại nhậm chức, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 21/5 gọi tổng thống mới của Đài Loan là nỗi “ô nhục” trong lúc đẩy mạnh luận điệu của Bắc Kinh.

“Những hành động xấu xa của Lại Thanh Đức và những kẻ phản bội tổ quốc và tổ tiên của họ thật là ô nhục,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương phát biểu tại cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Kazakhstan.

Hàng nghìn người tập trung trước Tòa nhà Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc để dự lễ nhậm chức của ông Lại hôm 20/5. Họ đội mũ ăn mừng màu trắng và xem lễ tuyên thệ trên màn hình lớn trước cuộc diễu hành quân sự cùng các màn trình diễn đầy màu sắc với sự góp mặt của các vũ công dân gian, nghệ sĩ biểu diễn opera và rapper. Trực thăng quân sự bay theo đội hình, mang theo cờ Đài Loan.

Ông Lại đã nhận lời chúc mừng từ các chính trị gia đồng nghiệp và các phái đoàn từ 12 quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, cũng như các chính trị gia từ Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu khác.

Ông Lại, còn được biết đến với tên tiếng Anh là William, tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực của người tiền nhiệm nhằm duy trì sự ổn định với Trung Quốc, đồng thời tăng cường an ninh cho Đài Loan thông qua việc nhập khẩu thiết bị quân sự từ đối tác thân thiết là Mỹ, mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng với việc sản xuất tàu ngầm và máy bay, và tăng cường quan hệ đối tác khu vực với các đồng minh không chính thức như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken đã chúc mừng ông Lại nhậm chức.

“Chúng tôi mong muốn được làm việc với Tổng thống Lại và trên phạm vi chính trị của Đài Loan để thúc đẩy các lợi ích và giá trị chung của chúng ta, làm sâu sắc thêm mối quan hệ không chính thức lâu đời của chúng ta cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”, ông Blinken nói trong một tuyên bố đưa ra từ văn phòng của mình.

Mỹ không chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia nhưng bị ràng buộc bởi luật pháp của mình trong việc cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện để tự vệ.

Người phát ngôn chính phủ Nhật Bản, Yoshimasa Hayashi, cho biết họ tiếp tục mong đợi một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đài Loan thông qua đối thoại.

(AP, Reuters)

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.