Quan Điểm

Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ là hội nghị cấp lãnh đạo chính phủ trực tuyến vào hai ngày mồng 9 và 10/12/2021 qui tụ 110 nước; CSVN và Trung Quốc không được mời tham dự. Ảnh: Youtube Việt Tân

Về Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ

Theo Tổng Thống Joe Biden thì tất cả các nền dân chủ, bao gồm cả Hoa Kỳ, đều phải đối mặt với những thách thức rất nghiệm trọng và không một quốc gia nào có thể tự giải quyết riêng rẽ. Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ chính là cơ hội giúp cho các chính phủ dân chủ, xã hội dân sự và các thành viên của khu vực tư nhân đoàn kết thành một khối để chống lại các chế độ chuyên chính, và thực hiện các cam kết có ý nghĩa để ủng hộ dân chủ, nhân quyền và đấu tranh chống tham nhũng trong và ngoài nước.

Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và miếng thịt bò dát vàng. Ảnh AFP

CSVN “nuốt không trôi” miếng thịt bò dát vàng của Tô Lâm

Miếng thịt bò dát vàng của Tô Lâm đã là hình ảnh sống động nhất, không chỉ tố cáo sự ăn chơi phè phỡn của đám cán bộ chuyên trấn áp người dân, mà còn phản ảnh sự vô tâm, vô cảm của thiếu số lãnh đạo trước những khó khăn của cả nước trong đại dịch Covid-19 hiện nay.

Tập Cận Bình nhắm tới mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo đảng suốt đời như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Ảnh: Nikkei montage/ Reuters/ AP

Vì sao ông Tập Cận Bình không tham dự G20 và COP26

Ông Tập Cận Bình đã không tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại Rome, Ý và nhất là Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Biến Đổi Khí Hậu lần thứ 26 (COP26) tại Glasgow, Scotland. Đây là hai diễn đàn quốc tế rất quan trọng để cho ông Tập “chia” ảnh hưởng của ông Biden đối với phần còn lại của thế giới khi mà sự xung đột Mỹ – Trung ngày trở nên gay gắt trong vòng ba năm trở lại đây. 

Chủ trương "chống dịch như chống giặc," phong tỏa cực đoan kéo dài khiến người dân lâm vào cảnh vô cùng khó khăn túng thiếu. Hàng triệu người đã bỏ thành phố, các trung tâm sản xuất công nghiệp về quê vào đầu tháng Mười, khi thành phố Sài Gòn và một số nơi nới lỏng biện pháp phong tỏa. Ảnh: Chi Pi/ AFP via Getty Images

CSVN lại giở trò “ba que xỏ lá” đối với công tác “Chút Quà Yêu Thương” của Việt Tân  

Sự kiện trang mạng An Ninh Thủ Đô có bài viết “xach mé” công tác “Chút Quà Yêu Thương” của đảng Việt Tân không chỉ biểu hiện sự tiểu tâm của chế độ, mà còn cho thấy sự lo sợ của bộ máy an ninh trước những nỗ lực của đảng Việt Tân trong việc góp phần xoa dịu những thống khổ của bà con lao động, nghèo khổ. Đơn giản là vì sự giúp đỡ này đã nói lên sự bất tài, bất lực của đảng và nhà nước CSVN trước đại dịch Covid-19.

Một khu chung cư ở Sài Gòn bị phong tỏa trong đại dịch. Ảnh: Vietnamnet

Sáu sai lầm của nhà nước CSVN trong việc phòng chống đại dịch Covid-19

Trong 5 tháng qua, bộ máy chính trị của đảng CSVN không những không tiêu diệt được dịch, mà đành phải đổi giọng từ “chống dịch như chống giặc” sang thành quan điểm “sống chung với dịch” và vái lạy tứ phương xin vaccine từ mọi quốc gia để mang về phòng chống dịch.

Những chính sách chống dịch sai lầm và gây nhiều tác hại cho người dân và xã hội Việt Nam hiện nay có thể nhìn thấy qua 6 điểm sai lầm cốt lõi mà Ban Biên Tập FB Việt Tân đã đúc kết.

Quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan tháng 8/2021. Ảnh: Twitter @Dailybugle1898

Bài học về đồng minh từ cuộc chiến Việt Nam và Afghanistan

Bài viết không nhằm phân tích về những thất bại quân sự, hệ lụy hay bối cảnh chính trị của cuộc chiến, cũng không so sánh những tương đồng hay dị biệt giữa hai cuộc chiến, hoặc nhận định của một người Mỹ, mà là cái nhìn thực tế của một người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, đã có cơ hội sống và hiểu rõ hơn bối cảnh chính trị của Hoa Kỳ, mong rút ra những bài học hữu ích cho cuộc đấu tranh của dân tộc.

hó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Ảnh: Business Insider

Chuyến thăm Việt Nam của bà Phó Tổng Thống Kamala Harris mang ý nghĩa gì?

Rất nhiều tổ chức và cơ quan quốc tế lên tiếng yêu cầu bà Kamala Harris khi đến Việt Nam, phải nêu vấn đề vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do ngôn luận của nhà cầm quyền CSVN; nếu không, những hợp tác của Hoa Thịnh Đốn chỉ nhằm nuôi dưỡng guồng máy tham nhũng, độc tài mà thôi. Đây là thời điểm tốt nhất để cho chính quyền Hoa Kỳ nói chung, và bà Kamala Harris nói riêng, lên tiếng mạnh mẽ về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, vì Hà Nội rất cần sự giúp đỡ mọi mặt từ nước Mỹ để giải quyết đại dịch Covid-19 đang vượt tầm kiểm soát của chế độ.

Thủ Tướng Phạm Minh Chính yêu cầu “ai ở đâu thì ở yên đó ” tại TP.HCM. Ảnh chụp báo Tiền Phong

Sài Gòn ‘toang’

Trước tình hình ca nhiễm F0 ngày một gia tăng dù đã ba lần gia hạn cách ly theo tinh thần của Nghị Quyết 15, 16 và 16+ từ ngày mồng 9 tháng Bảy đến nay, cuối cùng UBND thành phố HCM đã phải ra lệnh “giới nghiêm” kể từ ngày 23/8 đến ngày 15/9 theo chỉ thị “ai ở đâu ở yên đó;” nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố, ấp… đều cách ly. Nói cách khác, Sài Gòn rơi vào tình trạng “giới nghiêm” mà người phương Tây hay gọi là “lockdown.”

Một khu vực ở TP.HCM bị phong tỏa hôm 12/7/2021. Ảnh: Netnews

Góp ý với nhà cầm quyền CSVN về việc chống dịch Covid-19 hiện nay

Trước cơn đại dịch chung, trước nỗi thống khổ của dân ta vì tai ương chung, tuy là một đảng viên Việt Tân, người viết sẵn sàng đưa ra một số góp ý với nhà cầm quyền CSVN để làm tốt hơn trong việc cùng nhân dân chống dịch. Đặc biệt là những cán bộ phụ trách công tác chống dịch hiện nay cần mở rộng tim óc để đón nhận và xem xét những lời tư vấn này cùng với bao nhiêu góp ý khác của những ngườI thiện chí ngoài đảng ở trong cũng như ngoài nước.

Quan điểm của Việt Tân về giải pháp chống dịch Covid-19

Phản ứng mạnh mẽ của người dân trước sự bất công của vụ việc “bánh mì không phải thực phẩm” và “tiêm vắc-xin không cần đăng ký” là một sự lên tiếng đòi hỏi chính đáng yêu cầu nhà nước phải thay đổi cách thức chống dịch. Nhà nước CSVN tuyệt đối không thể làm ngơ trước sự lên tiếng của người dân, nếu không muốn đất nước bị thiệt hại nhiều hơn nữa bởi đại dịch Covid-19.

Việt Nam và Sự Xung Đột Mỹ Trung

Những chuyển biến nói trên đã và đang tác động lên tình hình Việt Nam như thế nào, và người Việt Nam có thể khai dụng được gì để có thể giữ vững độc lập và thoát ra khỏi những hệ quả tại hại từ sự xung đột Mỹ Trung hiện nay? Bài viết này, nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây: 1) Tại sao xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; 2) Sự xung đột này có lợi, hại ra sao đối với Việt Nam; 3) Chúng ta có thể làm gì để khai dụng tình hình hiện nay.

Bắc Kinh đã giết tờ Apple Daily Hong Kong như thế nào?

Nhật Báo Apple Daily tại Hong Kong đã in 1 triệu ấn bản cuối cùng gấp 10 lần so với lượng in bình thường vào tối ngày 23 để phát hành vào sáng sớm Thứ Năm, 24 tháng Sáu, 2021. Suốt đêm 23, hàng trăm độc giả từng ủng hộ tờ Nhật Báo đã xếp hàng dài trước văn phòng không chỉ chờ mua ấn bản sau cùng, mà còn bày tỏ sự phẫn nộ đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh đã “bức tử” tờ báo được người dân Hong Kong yêu thích nhất trong hơn hai thập niên vừa qua.