Quan Điểm

10 sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong năm 2020.

10 tin Việt Nam đáng chú ý trong năm 2020

10 sự kiện Việt Nam của năm 2020 có tầm ảnh hưởng và tính chất đặc thù nhất theo đánh giá của chúng tôi. Xin được giới thiệu đến quý độc giả.

Buổi hội thảo khoa học cấp quốc gia về cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh" do Bộ Tư Pháp CSVN tổ chức ngày 30/11/2020. Ảnh: Báo Mới

Cả đám lên đồng về ‘tư tưởng Hồ Chí Minh’

Người dân ngày nay không còn tin vào lãnh đạo đảng Cộng Sản nữa, nhưng do nhu cầu tuyên truyền để đăng báo, một số cán bộ lấy cái chưa hề có là “tư tưởng Hồ Chí Minh” ra xào nấu. Họ ngồi lại với nhau để vẽ vời về những điều viển vông, lố bịch rồi đem nhét vào mồm ông Hồ, cho rằng bác nói thế này, bác nghĩ thế kia. Nhưng thực ra đó là những điều hoàn toàn bịa đặt của tuyên giáo, dùng để lên đồng và tự sướng với nhau trong vài giây phút thế thôi.

Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN. Ảnh: Internet

CSVN cấm đăng tin báo chí trên mạng cá nhân

Rõ ràng là Nguyễn Mạnh Hùng và lãnh đạo CSVN đang tìm cách khống chế mạng xã hội tại Việt Nam. Một mặt, họ “ép buộc” công ty Facebook và Youtube phải ngăn chặn những bài vở, youtube clips phê phán những sai trái của chế độ, nếu không sẽ bị phong tỏa ở Việt Nam. Mặt khác, với Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trên Không Gian Mạng sẽ được áp dụng vào đầu năm 2021 nhằm cấm các trang mạng xã hội cá nhân không được tán phát những tin tức, bài vở từ báo chí mà họ cho là bất lợi đối với chế độ.

Nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng, người bị nhà cầm quyền áp đặt bản án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế tháng 8/2018. Ảnh: Human Rights Watch

Lê Đình Lượng – Một lựa chọn chông gai và ước vọng

Lê Đình Lượng, cũng như tất cả những nhà hoạt động dân chủ khác đã và đang trải qua những ngày tháng trong lao tù, đều có chung một ước mơ và niềm hy vọng rằng sự hy sinh của họ góp phần làm cho “dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.”

Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) được ký kết trực tuyến hôm 15/11/2020 bao gồm 10 nước khối ASEAN và Nhật Bản, Úc Châu, Nam Hàn, New Zealand và Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình CNN

RCEP: Đồng sàng dị mộng

Đây là một trận đồ mới do Trung Quốc giương ra và trở thành là kẻ thống lãnh cũng như sẽ khống chế, lèo lái sau này theo ý đồ của mình. Nói khác đi, Trung Quốc đã thực sự giành được sân chơi của Hoa Kỳ ở Á Châu một cách chính thức. Trung Quốc âm thầm ghi được một điểm lớn trong lúc Hoa Kỳ rút về thế thủ.

Sự ra đời của RCEP cho thấy là khi Hoa Kỳ lùi lại, chính là cơ hội để Trung Quốc tiến lên, chiếm phần còn lại trong thế kỷ 21.

Thủ Tướng Nhật Suga đến Hà Nội chiều 18/10, mở đầu chuyến công du hai nước ASEAN Việt Nam và Indonesia. Ảnh: Báo Thanh Niên

Nhật Bản muốn trở thành chỗ dựa cho Khối ASEAN

Sự kiện ông Yoshihide Suga chọn nơi đến đầu tiên là Việt Nam và Indonesia, cho thấy là ông Suga muốn chuyển tải một thông điệp rằng Nhật Bản nói riêng, và Bộ Tứ Kim Cương (Quad) nói chung, coi Khối ASEAN là đối tác quan trọng trong thời gian trước mặt.

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: Việt Tân Edited

Thủ Tướng Abe và chiến lược ‘Ấn Độ – Thái Bình Dương’

Theo như dự trù, tháng Chín này, Thủ Tướng Abe sẽ có cuộc họp trực tuyến với Thủ Tướng Modi của Ấn Độ để hai phía cùng ký một hiệp định về hậu cần cho quân đội (India-Japan Acquisition and Cross-Servicing Agreement) nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ trong chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương.” Việc từ chức đột ngột của Thủ Tướng Abe vì lý do sức khoẻ hôm 28 tháng Tám, đã khiến cho dư luận quốc tế quan ngại là liệu chính phủ mới của Nhật Bản có quyết tâm theo đuổi đường lối đối ngoại cứng rắn như Thủ Tướng Abe hay không?

Thủ Tướng CHXHCNVN Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Đầu Tư online

Đảng CSVN mất định hướng phát triển

Nếu định hướng năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển cao theo hướng công nghiệp hiện đại, tức công nghệ cao thì ngay từ bây giờ phải xã hội hoá giáo dục, chấp nhận đa nguyên trong sinh hoạt chính trị xã hội. Đồng thời mở rộng tự do và minh bạch để con người Việt Nam có thể phát triển hài hoà mọi mặt.

Trong điều kiện đó, họa may đến năm 2045 Việt Nam mới có thể trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại đúng nghĩa, có thu nhập cao như mong muốn. Còn loay hoay phát triển theo kiểu hô khẩu hiệu như mấy thập niên vừa qua, thì Việt Nam tiếp tục công nghiệp hóa theo hướng làm thuê cho các nước công nghiệp tiên tiến mà thôi.

Hoa Kỳ trừng phạt các công ty Trung Quốc tham gia vào việc bồi đắp xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ảnh: Internet

Ý nghĩa việc Hoa Kỳ trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông

Việc Hoa Kỳ chính thức trừng phạt Tập Đoàn Xây Dựng Giao Thông Trung Quốc (CCCC) sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vụ nạo vét, bồi đắp và xây dựng các căn cứ quân sự ở biển Đông mà sẽ từng bước cô lập Tập Đoàn CCCC, do các hoạt động liên quan đến tham nhũng, hỗ trợ tài chánh mang tính săn mồi và hủy hoại môi trường qua các sự án lớn tại Sri Lanka, Malaysia, Kenya, Tanzania, Philippines, Bangladesh và nhiều quốc gia khác.

Đại Học Tôn Đức Thắng bị báo Thanh Niên vạch chuyện đã bỏ tiền ra mua rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khắp nơi để công bố ra quốc tế và ghi địa chỉ trường mình, qua đó được lọt vào top 800 đại học danh giá nhất thế giới. Ảnh: chụp từ Kênh Tuyển Sinh

Gian lận của Đại Học Tôn Đức Thắng

Điều đáng buồn và đáng hổ thẹn là sau đó một tờ báo trong nước đã khám phá ra rằng, để trở thành một đại học danh giá trong Top 800, Đại Học Tôn Đức Thắng đã không ngần ngại bỏ tiền ra mua rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khắp nơi để công bố ra quốc tế và ghi địa chỉ trường mình. Tiền trả mua bài,  Đại Học Tôn Đức Thắng gọi là chính sách thưởng cho bất cứ cá nhân nào trên thế giới đồng ý bán bài thay vì chỉ áp dụng chính sách thưởng cho cán bộ, giảng viên của trường.

Người biểu tình dùng đèn điện thoại thay nến trong cuộc biểu tình đòi dân chủ do sinh viên lãnh đạo tại Quảng Trường Dân Chủ ở thủ đô Bangkok tối chủ nhật 16/8/2020. Ảnh: Arnun Chonmahatrakool/ Bangkok Post

Sinh viên Thái Lan biểu tình đòi dân chủ

Sinh viên Thái Lan, sinh viên Hong Kong đã đứng dậy đấu tranh cho tự do.  Sinh viên và tuổi trẻ Việt Nam chắc chắn đang được thôi thúc nhập cuộc đứng lên để thay đổi vận mệnh của chính mình và dân tộc. Bởi không một ai hay bất cứ cường quốc nào có thể đem lại những thay đổi tốt đẹp cho quê hương ngoài chính dân tộc mình, và không một thể chế độc tài nào sẽ tự động cải thiện nếu chúng ta không đấu tranh giành lại quyền làm người cho mình và những thế hệ tương lai. 

Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc ở Houston, ảnh chụp hôm 22/7/2020, một ngày sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan ngoại giao nầy phải đóng trong vòng 72 giờ. Ảnh: AP /David J. Phillip

Trận chiến đóng “lãnh sự quán” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Qua đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã lộ nguyên hình là con “quái vật” không phải đối với Hoa Kỳ mà trở thành một đe dọa mới cho nhân loại, khi cả thế giới bị lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ Trung Quốc. Chính sự kiện này đã biến vấn đề Trung Quốc của nước Mỹ trở thành vấn đề Trung Quốc của Thế Giới. Đây là động lực mạnh mẽ để cho Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung phải duyệt lại mối bang giao với thể chế độc tài Trung Cộng.