Quân đội phục vụ đảng hay tổ quốc?

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN. Ảnh: Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nhiệm vụ cao cả của quân đội là bảo vệ tổ quốc và nhân dân trước nạn ngoại xâm. Quân đội chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân của mình. Quân đội cũng chỉ hậu thuẫn và chịu sự lãnh đạo của chính phủ thành lập hợp pháp hoặc được chuyển quyền hợp pháp trên nền tảng nhân dân thực hiện quyền tự do của mình. Nhưng đối với Việt Nam hiện nay, thể chế độc tài mang danh chủ nghĩa xã hội, coi “quân đội nhân dân” là của riêng của đảng Cộng sản.

Hôm 19 Tháng Mười Hai, 2019, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội nhân dân, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã viết một bài dài với tựa đề “75 Năm Quân Đội Việt Nam Anh hùng Vững Bước Dưới Lá Cờ Vinh Quang Của Đảng”. Ngay với cái tựa rất kêu này, ông Trọng đã ca tụng quân đội hết lòng nhưng đặt hào quang của quân đội dưới sự vinh quang của đảng CSVN, thay vì nói đó là sự vinh quang của tổ quốc Việt Nam. Như vậy ngay từ trong bản chất, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã đồng hoá tổ quốc chính là đảng. Từ đó quân đội phục vụ, trung thành với đảng cũng chính là phục vụ và trung thành với tổ quốc.

Đây là một lối lý luận vừa nguỵ biện hàm hồ vừa quy chụp một cách vô lối. Trong thâm tâm, ông Trọng muốn mọi người coi đảng là người sản sinh ra tổ quốc và từ đó đảng cũng sản sinh ra quân đội, cho dù nhóm từ “quân đội nhân dân” đã chỉ rõ ra rằng quân đội ấy là từ nhân dân mà ra. Vì thế, quân đội chịu sự lèo lái của đảng, phục tùng đảng, phục vụ đảng là hợp lý, chứ không phải phục vụ tổ quốc và nguyện vọng của nhân dân.

Trong bài của mình, ông Trọng đã viết một câu mà ai đọc cũng phải thấy ngược đời. “Quân đội ta luôn mang bản chất giai cấp công nhân, thực sự là công cụ sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành của đảng”. Đã mang bản chất giai cấp theo sự gán ghép của đảng, tất nhiên quân đội phải chịu sự lãnh đạo của đảng tức của giai cấp đã sản sinh ra nó. Và đó cũng là nền tảng dùng để xác định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu do đảng đưa ra. Những nhóm từ bảo vệ tổ quốc, bảo vê nhân dân hay vì hạnh phúc nhân dân chỉ là những bổ từ nhằm che đậy sự trắng trợn của đảng giành lấy về mình mọi thứ, cũng như để bớt bị khinh bỉ mà thôi.

Trong lịch sử tranh quyền và xâm lược của mình, đảng CSVN đã nhiều lần thực hiện sự lãnh đạo đầy độc đoán và sai lầm để đẩy hàng triệu thanh niên vào lò lửa chiến tranh. Ngày nay ông Trọng gọi đó là “những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh” của đảng, bất chấp sự tàn phá đất nước và vô vàn đau khổ của nhân dân Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ. Nhưng thử hỏi hàng bao nhiêu thế kỷ trước, các triều đại Việt Nam không có đảng mà quân đội vẫn chiến đấu anh dũng và đẩy lùi biết bao cuộc xâm lăng của Tàu. Còn ngày nay đảng nói mình lập nhiều “chiến công hiển hách” thì sự hiển hách ấy do đâu mà có? Ngay như trong thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Pháp, chính lòng yêu nước của mọi tầng lớp người Việt là động lực mạnh mẽ bẻ gãy xiềng xích nô lệ trong lúc người cộng sản không dám xuất hiện công khai, lại thừa cơ ra sức tiêu diệt các đảng phái quốc gia yêu nước để chiếm công đầu.

Qua bài viết vừa phổ biến của mình, ai cũng thấy rõ trong thâm tâm ông Trọng muốn đưa ra một thông điệp buộc quân đội và hàng ngũ tướng tá phải nghe theo lời đảng, chỉ trung thành với đảng tức trung thành với phe phái ông ta. Vì một lý do đã được khẳng định từ lâu, đảng là người có công lao duy nhất thành lập quân đội ngay từ những ngày đầu.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao lúc này ông Trọng lại phải nhấn mạnh những điều đã được nói tới nhiều lần, Quân Đội Nhân Dân là do đảng lập ra và khẳng định bản chất giai cấp của quân đội? Đó là vì trong tình hình hiện nay, đảng sợ bị tuột tay không nắm được quân đội giúp đảng củng cố quyền lực phe nhóm mình trước và trong khi đại hội đảng diễn ra vào đầu năm 2021.

Ông Trọng cũng biết sợ hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của thành phần quân nhân trẻ các cấp trong các đơn vị quân đội vẫn diễn ra âm ỉ thường xuyên. Đó là mối lo to lớn nhất của đảng dù cho các cây bút tuyên giáo đang ra sức chống lại trên khắp các trang báo của tờ Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và Công An Nhân Dân, hay Tạp chí Cộng sản trong chuyên mục “Chống Diễn Biến Hoà Bình”. Nhưng đó là những tờ báo bán không ai mua, viết không ai đọc, in ra để biếu không hoặc bán cho các cơ quan chính phủ và hệ thống trại giam.

Được biết trong thời gian hơn một năm vừa qua, trong số 70 cán bộ cấp trung ương bị ông Trọng đưa vào lò có đến 12 tướng lãnh quân đội và công an; một số khác bị mức kỷ luật cảnh cáo. Con số khá lớn này chắc chắn đã làm rúng động nội bộ các tướng tá. Nó không khỏi làm dao động số đông tướng lãnh tham ô khác chưa bị sờ đến. Nhưng nó cũng đưa đến kết quả tích cực cho ông Trọng là đám này sẽ quy phục phe phái tổng bí thư giúp đánh các phe khác.

Chính vì thế mà ông Trọng buộc phải nắm vững quân đội trong tay, khi chiến dịch đốt lò căng thẳng hoặc các cuộc đấu đá nội bộ có nguy cơ bùng nổ ngoài tầm kiểm soát của trung ương. Thực sự đó cũng là con đường tử thủ của ông Trọng khi các phe phái khác trong đảng liên kết chống lại phe tổng bí thư.

Nói tóm lại bài viết kỷ niệm ngày thành lập quân đội là dịp để ông Trọng cố tình nhai đi nhai lại những chiến thắng đầy vinh quang không phải của quân đội mà là của đảng, kẻ có công lao “vĩ đại” đã đẻ ra quân đội. Ông Trọng muốn cho quân đội thấy phe của tổng bí thư là phe đại diện chính thống nhất trong đảng. Nên quân đội phải tuyệt đối trung thành, tuyệt đối phục tùng và nghe theo ông chứ không nghe ai khác.

Đó cũng là lý do cắt nghĩa vì sao ông Trọng dù đang bệnh hoạn, đi đứng không vững mà cũng cố viết một bài biện luận dông dài như thế. Cũng như sự xuất hiện trong nhiều cuộc mít-tinh nhân ngày kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội của ông Trọng, tất cả không nằm ngoài mục tiêu nắm chặt quân đội trong tay để dễ bề thao túng chính trường.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.