Quân đội Việt Nam có một đội quân troll và Facebook là vũ khí của họ

Hình minh họa Lực lượng 47. Ảnh: Carlo Cadenas/ Rest of World
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn:The Vietnamese military has a troll army and Facebook is its weapon,” Danielle Keeton-Olsen, Rest of World, 8/2/2023

Lực lượng 47 lạm dụng các công cụ an toàn của Facebook để bịt miệng những người chỉ trích chính phủ ở quê nhà và mọi nơi trên thế giới. 

  • Đội quân troll thao túng các công cụ kiểm duyệt của Facebook để bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến.
  • Nhắm mục tiêu vào các bài viết bằng tiếng Việt, các chiến dịch báo cáo hàng loạt tấn công cả các mục tiêu bên ngoài Việt Nam.
  • Meta cho biết “rất có khả năng Facebook sẽ bị chặn toàn bộ” nếu công ty cấm đội quân này hoạt động.

Khi nhà báo, blogger Nguyễn Văn Hải biết về bê bối tại ngân hàng quốc doanh của Việt Nam vào tháng Hai, ông đã lập tức hành động. Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin ngân hàng của chính phủ Việt Nam bị một nhóm đầu tư châu Âu cáo buộc tội trộm cắp và rửa tiền. Ông đã dịch các bản tin tiếng Anh sang tiếng Việt, và phổ biến trên nhiều trang mạng xã hội.

Đầu tiên ông Hải đăng lên hai trang mạng tin tức, nhưng thông tin không lan tỏa xa. Sau đó, ông đăng bản dịch trên Facebook, và điều tồi tệ đã xảy ra. Các bài đăng đã bị phán vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, và tài khoản của ông Hải bị khóa ba ngày. Ông Hải không có cách nào để biết ai đã báo cáo bài đăng của ông, thậm chí ông cũng không được cho biết mình đã vi phạm bao nhiêu tiêu chuẩn cộng đồng. Nhưng ông Hải không ngạc nhiên vì tài khoản Facebook của ông thường xuyên bị báo cáo vi phạm: 31 cảnh cáo chỉ trong năm 2019 và 2020.

“Hiện tại, trang cá nhân của tôi đang giới hạn tiếp cận, bạn bè trong nước không thể xem các bài đăng của tôi,” ông Hải nói với Rest of World.

Blogger Nguyễn Văn Hải đã bị cầm tù gần bảy năm ở Việt Nam với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Ông đã đến Los Angeles tỵ nạn vào năm 2014, ngay sau khi ông ra khỏi nhà tù. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, chính quyền Việt Nam vẫn có thể kiểm duyệt các bài viết của ông ở bên kia Thái Bình Dương.

Thông thường, mỗi khi ông đăng bài viết chỉ trích chính phủ Việt Nam trên Facebook thì bài viết của ông sẽ bị báo cáo và gỡ xuống. Cho đến khi ông khiếu nại và lấy lại được tài khoản của mình, thì chu kỳ tin tức đã qua đi.

Đó là một bài học cay đắng, mà ông biết rất rõ. “Facebook không còn là nơi an toàn để bày tỏ quan điểm và chỉ trích những việc làm sai trái của chính phủ Việt Nam,” ông Hải nói.

Ảnh chụp màn hình tài khoản Facebook của nhà báo, blogger Nguyễn Văn Hải cho thấy các báo cáo chống lại các bài đăng của ông. Ảnh: Rest of World
Ảnh chụp màn hình tài khoản Facebook của nhà báo, blogger Nguyễn Văn Hải cho thấy các báo cáo chống lại các bài đăng của ông. Ảnh: Rest of World

 

Vào ngày Giáng sinh năm 2017, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã công bố một nhóm quân đội chuyên giám sát mạng internet, được gọi là Lực lượng 47. Trong 5 năm kể từ đó, những người ủng hộ chính phủ đã liên tục hiện diện và hoạt động trên các mạng xã hội lớn như Facebook và YouTube. Với tự do ngôn luận ngày càng bị thắt chặt ở các quốc gia như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan — và các công ty Meta và Google không quan tâm đến việc phản ứng lại — khiến các nhà hoạt động và nhà báo đăng bài trên Facebook tiếng Việt liên tục bị những kẻ quấy nhiễu tấn công, tạo ra một mô hình đáng lo ngại về cách có thể áp đặt kiểm duyệt trên mạng xã hội, thậm chí vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Tại Việt Nam, đa số các kiểm duyệt không thông qua các yêu cầu giới chức năng và lệnh của tòa án. Trong nửa đầu năm 2022, Facebook báo cáo đã thực hiện gần 1000 lượt gỡ bỏ dựa trên luật pháp địa phương ở Việt Nam — trên mức trung bình, nhưng vẫn ít hơn nhiều so với các nước láng giềng như Đài Loan, Thái Lan và Indonesia. Trong cùng khoản thời gian, Facebook báo cáo chỉ có một yêu cầu từ chính phủ đối với dữ liệu người dùng trong nước. Chính phủ Việt Nam rõ ràng không sử dụng các biện pháp pháp lý thông thường để hạn chế tự do ngôn luận của công dân của mình trên Facebook.

Nhưng thay vào đó, theo các nhóm đối lập địa phương, các nhà hoạt động và các phóng viên, chính phủ Việt Nam áp dụng chiêu thức báo cáo hàng loạt để tấn công các nhóm hay cá nhân chỉ trích chính phủ.

Ông Michel Trần Đức, một đại diện của Việt Tân, nói với Rest of World rằng trang Facebook Việt Tân bị cáo buộc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng ít nhất mỗi tháng một lần. Mỗi lần, ông Michel phải kháng cáo quyết định thông qua một quy trình chậm chạp và khó khăn của Facebook.

Sau nhiều lần kháng cáo thành công, ông Michel có được địa chỉ email liên lạc của một nhân viên quản lý về vấn đề nhân quyền của Meta, có văn phòng tại Washington, D.C. Người quản lý này thường có thể can thiệp và khôi phục nội dung. Tuy nhiên, đây chỉ là sự điều chỉnh đối với từng bài đăng riêng lẻ, công ty Meta vẫn chưa có hành động gì đáng kể để giải quyết vấn đề rộng lớn hơn.

“Chúng tôi muốn trao đổi với [người quản lý] về các báo cáo [đối với trang Facebook Việt Tân] và vấn đề thực sự của những báo cáo này là gì,” ông Michel nói. “Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi có thể thảo luận trực tiếp với nhóm Facebook.”

Bởi vì các báo cáo đề cập đến các vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, chứ không liên quan đến luật pháp Việt Nam, nên có thể tấn công nhiều người hơn so với các yêu cầu của chính phủ.

Khi một bài đăng vi phạm luật địa phương, Facebook thường chỉ không cho bài đăng đó hiển thị ở quốc gia này — nhưng một bài đăng bị báo cáo hàng loạt là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng thì sẽ bị gỡ bỏ trên toàn cầu. Ngay cả những bài được đăng ở bên ngoài Việt Nam, như các bản dịch của ông Hải, cũng có thể bị báo cáo hàng loạt từ Việt Nam.

Cô Khiết Ngân, người dẫn chương trình phỏng vấn và tin tức tiếng Việt V5TV, cho biết do cô nhiều lần bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khiến trang Facebook của cô bị giới hạn tiếp cận tương tác.

Các trang Facebook của vlogger ở Úc này bắt đầu bị nhắm mục tiêu vào khoảng một năm trước, khi có một đám người bình luận với lời lẽ nhục mạ cô, thay vì bình luận về nội dung của chương trình.

Sau đó, mức độ tương tác trên trang Facebook của cô bắt đầu giảm xuống. Các livestream của cô từng có hàng ngàn lượt xem vào tháng 4 năm 2022, nhưng nay đã giảm xuống chỉ còn vài trăm. Cô cho biết những người hâm mộ ở Việt Nam và Úc bắt đầu nhắn tin cho cô, nói rằng họ không còn nhận được thông báo khi cô phát trực tiếp.

“Bạn phải vừa tiếp tục kháng cáo [các báo cáo] vừa làm công việc của mình,” cô Khiết Ngân nói. “Thực sự rất mệt mỏi nhưng chúng tôi tự tin rằng những gì chúng tôi đang làm là đúng và điều đó mang lại cho chúng tôi động lực, chúng tôi biết mình đang làm rất tốt vì nếu không thì họ cũng chẳng bận tâm.”

Ông Nguyễn Thế Phương, một chuyên gia về an ninh quốc phòng của Việt Nam cho biết, những kẻ quấy rối sử dụng các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook như một vũ khí cho thấy tính linh hoạt và khả năng thích ứng của lực lượng an ninh mạng của Việt Nam, Lực lượng 47, khi nhà nước CSVN tìm cách thắt chặt sự kiểm soát của mình trên không gian trực tuyến, cũng như trong đời thường. Rất khó để nhận diện Lực lượng 47 vì lĩnh vực hoạt động của nó là mạng xã hội, nơi người dùng có thể tạo tài khoản giả mạo và che giấu thông tin của họ, nhưng ông Phương và các nhà nghiên cứu khác đã nhận ra được những nỗ lực phối hợp nhằm truyền bá nội dung ủng hộ chính phủ nhằm thao túng các cuộc đối thoại trực tuyến, cũng như tấn công những người bất đồng chính kiến ​​trên phương tiện truyền thông xã hội bằng cách báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Ông nói: “Họ làm nhiều thứ cùng một lúc, chứ không chỉ giới hạn trong một cách tiếp cận.

Hà Nội đã không ngại mạnh tay để duy trì quyền kiểm soát, chặn Facebook vào năm 2020, khi công ty từ chối tuân thủ các yêu cầu của chính phủ đòi gỡ bỏ các bài đăng của các nhà hoạt động chỉ trích chính phủ. Đầu năm 2020, lưu lượng truy cập vào Facebook ở Việt Nam bắt đầu giảm mạnh, khiến người dùng ở Việt Nam gần như không thể sử dụng được mạng xã hội này trong bảy tuần. Sau khi việc truy cập vào Facebook trở lại bình thường, hãng thông tấn Reuters đã đưa tin về một cuộc đàm phán căng thẳng giữa công ty Meta và chính phủ Việt Nam trong những tuần trước đó. Cuối cùng, công ty Meta xác nhận rằng họ đã đồng ý tuân thủ các yêu cầu của chính phủ, nói với Reuters rằng giờ đây họ sẽ “hạn chế quyền truy cập vào nội dung mà [chính phủ] coi là bất hợp pháp.”

Vụ việc này vẫn ảnh hưởng đến mức độ kiểm duyệt của Facebook trong nước này. Đại diện công ty đã trích dẫn vụ việc này khi được yêu cầu bình luận cho bài viết này.

“Trong nhiều năm, chúng tôi đã phản kháng lại những đòi hỏi nhằm bịt miệng các phát biểu chính kiến ôn hòa ở Việt Nam, và tìm kiếm các cách thức để để bảo đảm mọi người vẫn có thể bày tỏ quan điểm một cách tự do nhất có thể,” Meta cho biết trong một email gửi tới Rest of World.

“Tuy nhiên, như chúng tôi đã chia sẻ vào năm 2020, nếu chúng tôi tiếp tục từ chối tuân thủ các yêu cầu này, thì rất có khả năng Facebook sẽ bị chặn hoàn toàn.”

“Nếu chúng tôi tiếp tục từ chối tuân thủ các yêu cầu này, thì rất có khả năng Facebook sẽ bị chặn hoàn toàn.”Facebook

Ông Phương cho biết ông tin rằng chính phủ sẽ trực tiếp yêu cầu Meta gỡ bỏ những nội dung của những người nổi tiếng mà Hà Nội cho là “bất hợp pháp,” cùng lúc Lực lượng 47 triển khai các phương pháp kiểm soát thông tin để khiến cho có vẻ như đa số người trên mạng xã hội ủng hộ chính quyền.

Theo ông Phương, trong lúc Trung Quốc cấm hoàn toàn Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội nước ngoài khác, thì “Việt Nam tỏ ra linh hoạt trong việc sống trong các phương tiện truyền thông xã hội phương Tây”“như vậy tốt hơn vì người Việt Nam vẫn còn có nơi để bày tỏ quan điểm bất đồng [về một số chủ đề].”

Đôi lần Facebook đã dẹp bỏ các nhóm dư luận viên nhưng các nhóm khác nhanh chóng được tạo lại.

Vào tháng 12 năm 2021, Meta cho biết họ đã phá bỏ một mạng lưới ở Việt Nam chuyên báo cáo hàng loạt các nhà hoạt động và những người chỉ trích chính phủ. Công ty mô tả mối đe dọa là một mạng lưới các tài khoản thật và giả đã báo cáo hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn lần, các nhà hoạt động bị nhắm mục tiêu.

Các nhà hoạt động xác định mạng lưới này là một nhóm Facebook kín có tên E47, với hơn 10.000 thành viên, bao gồm cả quan chức quân đội và dân thường. Nhóm E47, hiện không còn tồn tại. Vào thời điểm nhóm này còn hoạt động mạnh, một số người đã xâm nhập thành công vào nhóm, và đã chứng kiến các thành viên phối hợp lên kế hoạch tấn công các bài đăng hoặc cá nhân dùng Facebook — mục tiêu bị tấn công luôn là những người phản đối đường lối của đảng.

Nhưng đối với nhiều nhà hoạt động, hành động phá bỏ [mạng lưới E47] này của Facebook là quá ít, quá muộn. Ca sĩ Đỗ Nguyễn Mai Khôi, cũng là một nhà hoạt động, từng là mục tiêu tấn công của lực lượng troll này, nói với Rest of World rằng cô đã không còn báo cáo những kẻ troll với Facebook sau bản báo cáo năm 2021. “Những gì họ làm khiến tôi thêm bực bội vì họ không giải quyết vấn đề từ gốc rễ,” cô nói. “Họ biết những người đó sẽ tạo một tài khoản mới một cách dễ dàng. Vì vậy, khi họ xóa tài khoản E47, họ đã thông báo, nhưng chúng ta biết những người đó sẽ trở lại rất mau.”

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.