Quyền biểu tình và những điều cần biết

Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu hôm 10/6/2018.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 27/8, Chủ tịch UBND Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, đã phát biểu chỉ đạo trong cuộc họp giao ban công tác TP. Hà Nội rằng công an thành phố cần “không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, hành vi quá khích trên địa bàn thành phố” trong dịp 2/9.[1]

Tuy không nói tới biểu tình mà chỉ nói tới “tụ tập đông người”, song phát biểu của ông Chung được cho là chỉ đạo ngăn chặn biểu tình, và xếp chung biểu tình với “hành vi quá khích”. Nhân phát biểu này của ông Chung, chúng ta cùng tìm hiểu về quyền biểu tình.

Căn cứ pháp lý quốc gia

Đầu tiên, cần biết rằng quyền biểu tình (một cách ôn hòa) là một trong các quyền công dân cơ bản, là một dạng của quyền tự do biểu đạt, và cũng là một dạng của quyền tự do hội họp. Quyền này được quy định trong Hiến pháp Việt Nam 2013[2], đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia, tại Điều 25:

“Người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Vậy pháp luật quy định ra sao về quyền biểu tình? Câu trả lời là ‘Không ra sao cả vì chưa có luật biểu tình’. Điều đó có nghĩa là người dân không được đi biểu tình? Câu trả lời là ‘Không phải thế’.

Khi chưa có luật biểu tình thì chưa có quy định nào về biểu tình để điều chỉnh các hành vi biểu tình của người dân. Khi đó, các hành vi của người dân trong biểu tình được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật hiện có, chẳng hạn quy định về an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Như vậy, dù chưa có luật biểu tình thì người dân vẫn được đi biểu tình. Việc chưa có luật biểu tình không phải là lý do để ngăn chặn người dân thực hiện quyền này. Nếu chính quyền ngăn chặn người dân biểu tình, chính quyền đã vi phạm hiến pháp, hay vi hiến.

Căn cứ pháp lý quốc tế

Không chỉ có căn cứ pháp lý là hiến pháp quốc gia, quyền biểu tình – một dạng của quyền tự do hội họp (như trên đã nêu) – còn có căn cứ pháp lý là luật quốc tế, bao gồm Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền 1948 (Universal Declaration of Human Rights – UDHR)[3], và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR)[4] mà Việt Nam tham gia năm 1982.

“Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.” (Khoản 1, Điều 21, UDHR)

“Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác.” (Điều 21, ICCPR)

Trong khi ICCPR với tư cách là một công ước có tính chất ràng buộc đối với Việt Nam cũng như các bên tham gia khác, UDHR không phải là một công ước nhưng có ý nghĩa như “một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia”[5], làm cơ sở cho nhận thức của tất cả các quốc gia và dân tộc về các quyền con người và quyền công dân.

Ngoài ICCPR và UDHR, luật quốc tế còn có nhiều văn bản khác về quyền con người dành cho các cộng đồng khác, như Hiến chương châu Phi về quyền con người và các dân tộc (the African Charter on Human and Peoples’ Rights), Công ước châu Mỹ về quyền con người (the American Convention on Human Rights), và Công ước châu Âu về quyền con người (the European Convention on Human Rights), v.v.

Các giới hạn của quyền

Như hầu hết các quyền tự do, quyền biểu tình là có giới hạn. Các giới hạn đó là gì? Điều 21, ICCPR nêu trên đã chỉ ra các giới hạn, đó là các hạn chế về (1) an ninh quốc gia, (2) an toàn và trật tự công cộng, (3) sức khỏe và đạo đức xã hội, (4) quyền và tự do của những người khác.

Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng chỉ ra các giới hạn tương tự tại Khoản 2, Điều 14:

“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Một băn khoăn được đặt ra là có các nguyên tắc hay hướng dẫn nào cho các giới hạn, để các chính quyền tránh xâm phạm vào các quyền tự do nói chung và quyền biểu tình nói riêng hay không? Câu trả lời là ‘Có’. Năm 1985, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (Economic and Social Council – ECOSOC) của Liên Hợp Quốc đã thông qua các nguyên tắc Siracusa về các quy định giới hạn và đình chỉ trong ICCPR[6]. Sau đây là một số nguyên tắc:

“Sức khỏe của công chúng có thể được coi là căn cứ cho việc giới hạn một số quyền để cho phép một nhà nước có biện pháp đối phó với một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân hoặc các cá nhân thành viên của cộng đồng. Những biện pháp này phải được nhắm cụ thể đến việc ngăn ngừa bệnh tật hoặc chấn thương hoặc cung cấp sự chăm sóc cho các bệnh nhân và người bị thương.” (Nguyên tắc 25)

“An ninh quốc gia có thể được viện dẫn để biện minh cho các biện pháp giới hạn một số quyền chỉ khi chúng được thực hiện để bảo vệ sự tồn tại của quốc gia hay toàn vẹn lãnh thổ của nó hoặc độc lập chính trị chống lại việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.” (Nguyên tắc 29)

“An toàn công cộng nghĩa là bảo vệ chống lại sự nguy hiểm đối với sự an toàn của con người, đối với cuộc sống của họ hoặc toàn vẹn về thể chất, hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của họ.” (Nguyên tắc 33)

“Một giới hạn đối với một quyền con người dựa trên danh dự của người khác không được sử dụng để bảo vệ nhà nước và công chức của mình khỏi quan điểm hoặc chỉ trích của công chúng.” (Nguyên tắc 37)

Có thấy rằng các nguyên tắc trên đây, đặc biệt là các nguyên tắc về an ninh quốc gia và an toàn công cộng, đã không được chính quyền Việt Nam tôn trọng. Hệ quả là các giới hạn về an ninh quốc gia và an toàn công cộng được sử dụng một cách tùy tiện để cản trở người dân thực hành quyền biểu tình cũng như các quyền tự do khác.

Dẫu vậy, việc hiểu biết về quyền biểu tình bên cạnh các quyền tự do khác là rất cần thiết đối với chúng ta, với tư cách là chủ thể của các quyền, để có thể thực hiện các quyền với tất cả sự tự tin và xa hơn, là thúc đẩy các quyền này, để chúng thực sự được chính quyền tôn trọng, và để chúng ta thực sự được tự do.

Chú thích:

[1] Chủ tịch Hà Nội: Không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người dịp 2/9
[2] Hiến pháp Việt Nam 2013
[3] Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền
[4] Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị
[5] Dẫn từ lời nói đầu của Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền
[6] ABC về các quyền dân sự và chính trị cơ bản (xem phụ lục từ trang 133)

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.