Quyền Được Biện Hộ và Tự Biện Hộ Trong Hiến Pháp Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Tất cả đều có quyền khởi tố trước công lý để bảo vệ quyền và lợi chính đáng của mình”
“Biện hộ là quyền bất khả xâm phạm ở mọi trạng thái và mọi đẳng cấp của phiên tòa xử kiện”.

A- Phương thức tuyên bố.

Chúng tôi vừa trích dẫn điều 24, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc.

JPEG - 26.4 kb

Đọc hai đoạn vừa kể của điều 24 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, ai cũng thấy ý chí của các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 long trọng nêu lên điều khoản để làm cách mạng lên án chống lại cách hành xử độc tài và thiên vị của chế độ Phát Xít của Mussolini, vi phạm quyền làm người và đối đãi với con người như thú vật. Ai không đồng ý với Đảng Phát Xít, có thể bị bắt và bị đưa xuống mồ chôn tập thể để thủ tiêu, không cần xét xử và cũng không ai có quyền cãi lại.

“Biện hộ là quyền bất khả xâm phạm ở mọi trạng thái và mọi đẳng cấp của phiên tòa” cho thấy các vị soạn thảo Hiến Pháp đặt quyền tự do bất khả xâm phạm của con người vào bối cảnh thực tế, “ở mọi trạng thái và mọi đẳng cấp của phiên tòa”, để biến các quyền tự do thuyết lý (libertà formale) được tuyên bố ở điều 2 của Hiến Pháp, thành tự do thực hữu (libertà sostanziale).

Về phía bị can,
từ nay, con người trong hiến pháp là còn người “có quyền (agere licere)”

- hoặc đứng ra “khởi tố trước công lý, để bảo vệ quyền và lợi thú chính đáng của mình” (điều 24, đoạn 1),
- hoặc “được biện hộ và tự biện hộ lấy” cho chính mình, về tư tưởng, thái độ và hành động của mình
* “bất cứ trạng thái nào của cuộc xử kiện” (lúc mới khởi đầu bị nghi vấn, điều tra; trong lúc cuộc xử kiện ở tòa án đang bàn cãi, cũng như sau khi tòa tuyên án, bị can có quyền lên tiếng đồng thuận hay không đồng thuận về bản án kết tội),
* “và ở mọi đẳng cấp của phiên tòa” (tòa hòa giải, tòa sơ thẩm, tòa phá án, kể cả tối cao pháp viện và viện bảo hiến) (C. Mortati, Relazione all’assemblea costituente, in Enc. dir., IX, Milano 1962, 95).

Về phía cơ chế Quốc Gia,

JPEG - 8.8 kb

- người dân có quyền kỳ vọng có được cơ chế Quốc Gia được tổ chức làm việc trôi chảy, hiệu năng, hữu hiệu và không thiên vị: * “Các cơ quan công quyền phải được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp, thế nào để có thể bảo đảm một nền hành chánh hoạt động trôi chảy, hữu hiệu và không thiên vị” (Điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc). Câu văn vừa trích dẫn của điều 97, đoạn 1 cho thấy Hiến Pháp
a- dành quyền hạn chế cho luật pháp (riserva di legge), “các cơ quan công quyền phải được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp…” .
Điều đó có nghĩa là không phải Quốc Gia muốn tổ chức cơ chế của mình thế nào cũng được, theo nghị định, sắc luật, sắc lệnh, pháp lệnh nào cũng được, công an muốn bịt miệng ai và lúc nào thị bịt, mà là phải “tổ chức theo chỉ thị của luật pháp”, do Quốc Hội ấn định qua tiến trình “chuẩn y hay bác bỏ” thuộc thẩm quyền của Quốc Hội.
b- và rồi chúng ta cũng biết không phải Quốc Hội muốn “lập pháp”, ấn định, “chuẩn y hay bác bỏ” luật pháp nào và thế nào cũng được, mà là “ấn định” luật pháp trong những lằn mức đã được Hiến Pháp “ấn định trước, không thể vượt qua”.
Đó là hình thức “hạn chế tăng cường đối với luật pháp (riserva rinforzata di legge). Chúng ta đã có dịp đề cập đến (cfr. BẢO VỆ NGƯỜI DÂN TRƯỚC CƠ QUAN CÔNG QUYỀN).
c- cơ quan công quyền của Quốc Gia còn phải được tổ chức hiệu năng, tránh đi các việc chi tiêu, phung phí công quỹ, là của cải và công sức của dân, mà thông thường tổ chức tư nhân có thể đạt được với chi phí thấp hơn.
d- cơ quan công quyền phải được tổ chức hữu hiệu, đạt được kết quả mong muốn theo lịch trình ấn định, khỏi phải bắt người dân chờ ngày nầy qua ngày khác,
e- không thiên vị, ưu đãi bè phái, bênh vực đảng viên của Đảng và Nhà Nước, xử kiện ức hiếp đối với dân.
f- còn nữa, người dân có quyền “khởi tố, được biện hộ và tự biện hộ” trước công lý “để bảo vệ mình, quyền và lợi thú chính đáng của mình” (Điều 24, đoạn 1, id.), đối với bất cứ ai, người đó là một tư nhân, một tổ chức xã hội hay cả cơ quan công quyền cũng vậy:

- “Mọi người đều được bảo đảm chống lại các động tác của nền hành chánh công cộng, bảo đảm pháp luật các quyền và lợi thú chính đáng của mình trước các cơ quan tư pháp thường nhiệm hay cơ quan hành chánh”.
“Quyền được bảo đảm pháp lý đó không thể bị loại trừ hay giới hạn đối với phương thức tố giác nào hay giới hạn vào những động tác xác định nào”.

- “Luật pháp xác định các cơ quan tư pháp nào có thể bãi bỏ của nghị định của cơ quan hành chánh công cộng trong các trường hợp và với các hậu quả được chính pháp luật tiền định” (Điều 113, đoạn 1, 2 và 3, id.).

Một lần nữa, điều 113 cho thấy tính cách áp dụng quyền bình đẳng thực hữu (libertà sostanziale) trong thể chế dân chủ đã được Hiến Pháp nêu lên ngay ở một trong những điều khoản đầu tiên:

- “Mọi công dân đều có địa vị xã hội ngang nhau và đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, hoàn cảnh cá nhân hay xã hội” (Điều 3, đoạn 1, id.).
Quyền bình đẳng là vậy, bình đẳng thực hữu để bảo vệ chính mình, quyền và lợi thú chính đáng của mình, (L.P. Comoglio, La garanzia costituzionale dell’azione e il processo civile, Cedam, Padova 1970, 44),

B- Nội dung quyền được biện hộ và tự biện hộ.

Đọc lại đoạn 1 và 2 của điều 24 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, ai trong chúng ta cũng thấy được Hiến Pháp tuyên bố quyền khởi tố, được biện hộ hay tự biện hộ dưới hai hình thức tiêu cực và tích cực:

JPEG - 12.5 kb

- Đoạn văn “tất cả đều có quyền khởi tố trước công lý…” (đoạn 1, id.) là đoạn văn tuyên bố dưới hình thức tiêu cực quen thuộc.
Điều đó có nghĩa là phía bên kia, tư nhân, đoàn thể hay cơ chế Quốc Gia cũng vậy “ không được ” cấm cản bất cứ ai có quyền khởi tố (agere licere) để “bệnh vực quyền và lợi thú chính đáng của mình”.

- Đoạn 2 của điều 24 là đoạn nói lên tích cách tích cực và thực hữu, xác định rõ trên thực tế nơi đâu và lúc nào, “tất cả” mọi người, người công dân hay người ngoại quốc cũng vậy, đều có quyền hành động trước công lý (khởi tố, được biện hộ và tự biện hộ) để bảo vệ quyền và lợi thú chính đáng con người của mình:
* “Biện hộ là quyền bất khả xâm phạm ở mọi trạng thái và mọi đẳng cấp của phiên tòa xử kiện”.
Hiến Pháp không chỉ giới hạn trên lý thuyết “biện hộ là quyền bất khả xâm phạm”, mà còn chỉ rõ cho “mọi người” đều có quyền “khởi tố, biện hộ” (được biện rộ và tự biện hộ) “ở mọi trạng thái và mọi đẳng cấp của phiên tòa”, như phiên tòa xử Cha Lý ở Huế chẳng hạn.

Quyền biện hộ (được biện hộ và tự biện hộ) đặt người bị cáo dưới sự bảo vệ của Hiến Pháp,

- phải được các thẩm phán lắng nghe trình bày lý lẽ của minh,
- có quyền tạo ảnh hưởng trên các thẩm phán, để có lý chứng đưa đến quyết định tối hậu,
- ngoài ra quyền được trình bày lý lẽ chống lại việc mình bị cáo, đương sự còn có quyền biết được lý lẽ của phía bên kia (cá nhân hay cơ quan công quyền cũng vậy), để có thể trình bày lý lẽ ảnh hưởng đến quyết định của thẩm phán,
- những gì vừa kể cho thấy, không ai có thể bị kết án về những điều mà họ (cả hai bên, nguyên đơn cũng như bị cáo) không biết trước, kể cả biết trước tội trạng phải gánh chịu, nếu phán quyết của tòa án không muốn bị coi là vi hiến, vô giá trị. Đó là những gì Viện Bảo Hiến Ý Quốc phán quyết (Corte Cost., sent..125, 1979, in Giur. cost. 1979, I, p. 852).

JPEG - 45.7 kb
Hàng ghế bồi thẩm đoàn

Ngoài ra “biện hộ là quyền bất khả xâm phạm ở mọi trạng thái và mọi đẳng cấp…” hàm chứa việc bị cáo có quyền dùng mọi phương thức để chứng minh lý chứng của mình đúng đắn, không ai được cấm cản. Đó là những gì người bị cáo được Bộ Dân Luật Ý Quốc bảo đảm (art 451 del 19.05.1975, cod. civ.).
Còn nữa, để tránh cho vị quan tòa có phận sự điều tra vụ án, do những gì mình biết được, bị ảnh hưởng đưa đến những phán quyết tối hậu của phiên xử sau đó, từ năm 1990 đến nay, vị quan tòa điều tra sơ khởi (p. p.m., preliminare pubblico ministero) không đuợc luật pháp cho phép cũng sẽ là vị quan tòa đứng ra xử kiện.
Các tài liệu và yếu tố thu nhận được, vị quan tòa điều tra sơ khởi (p.p.m.) phải chuyển cho vị thẩm phán khác xử kiện như là tài liệu và dữ kiện thực thể khách quan, để cho vị thẩm phán và thẩm phán đoàn quyết định (E. Fortuna, Pubblico ministero, III, Diritto processuale penale, in Enc, giur., Treccani, Roma 1991, 7).
Sau những yếu tố tiền liệu vừa kể để bênh vực quyền “mọi người đều có địa vị xã hội ngang nhau và bình đẳng trước pháp luật…” (Điều 3, đoạn 1, id.), chúng ta thấy được quyền của người bị cáo tự bảo vệ được đặt trong bối cảnh khá phức tạp của một phiên tòa:

- người bị cáo phải được đặt tham gia vào cuộc tranh cãi, để nói lên lý chứng của mình,
- có quyền tự nguyện trình diện trước quan tòa điều tra sơ thẩm (p.p.m.) để biện minh cho cách hành xử của mình bị tố cáo,
- có quyền có mặt trong các phiên tòa, “ở mọi trạng thái và mọi đẳng cấp” để được biết lý do mình bị cáo,
- bày tỏ quyết định tối hậu, chấp nhận hay phản bác phán quyết của tòa án, về tội trạng và hình phạt bị gán cho và do đó có thể chống án lên cơ quan tư pháp cao hơn.
Trước một tiến trình khá phức tạp vừa kể, không phải bất cứ người dân nào cũng có khả năng phát biểu được và phát biểu đầy đủ mọi chi tiết hết những gì là thực tại của tội trạng bị tố cáo, cũng như thấy được các mối liên hệ hậu quả do việc chấp nhận hay kháng án.
Bởi đó Viện Bảo Hiến Ý Quốc, qua phán quyết ngày 10.10.1979, số 125 xác nhận:

- quyền tự biện hộ là một quyền bất khả xâm phạm, không ai có thể được quyền tước đi và chính đương sự cũng không có quyền từ chối.
- dầu cho cá nhân đương sự quyết định không xử dụng đến, quyền tự biện hộ hay được biện hộ cũng phải được hành xử, nếu không phiên tòa có thể được xem là vô giá trị, vì không được đặt trên quyền bình đẳng giữa hai bên, khởi tố và bị tố.
- dù cho đương sự bị tố tự đứng ra biện hộ, sự hiện diện của một chủ thể chuyên nghiệp về luật pháp (luật sư) cũng phải luôn luôn được luật pháp tiền định bắt buộc, để trợ lực đương sự trong các lãnh vực kỷ thuật – chuyên môn của luật pháp, nhứt là trong các phiên tòa hình sự. Và đây là nguyên văn phán quyết của Viện Bảo Hiến Ý Quốc:
- “Quyền tự biện hộ có thể được coi là đã được thực hiện, nếu đương sự bị cáo được cung cấp cho khả năng thực sự tham gia vào cuộc tranh cãi trong phiên tòa. Điều đó không có thể xảy ra, nếu không có sự can thiệp của một luật sư biện hộ” (Corte Cost., sent. 08.06.1994, n.220).
Tinh thần của lời tuyên bố vừa kể của Viện Bảo Hiến được tuyên bố dựa trên điều khoản của Hiến Pháp:

- “Ai không có phương tiện cũng được bảo đảm bằng những cơ chế được thành lập dành nhằm cho mục đích, các phương tiện để hành xử và bênh vực mình trước mọi phiên tòa” (Điều 24, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

JPEG - 57.5 kb

Không bảo đảm được cho người bị cáo những gì Viện Bảo Hiến đòi buộc vừa kể, phiên tòa có thể bị coi là vi hiến, trái với điều 24 đang bàn của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc và tự nó, phiên tòa được coi là vô giá trị.
Phiên tòa của một Quốc Gia văn minh là vậy:

- Quốc Gia không những không cấm cản quyền được biện hộ và tự biện hộ, “tất cả mọi người đều có quyền khởi tố”,
- mà còn xác định, nói lên tính cách thực hữu, chỉ cho người dân quyền của mình được biện hộ và tự biện hộ ở đâu: “biện hộ là quyền bất khả xâm phạm ở mọi trạng thái và đẳng cấp của phiên tòa xử kiện”,
- không những vậy, Quốc Gia còn tiền liệu phân biệt phân vụ của quan tòa điều tra sơ khởi (p.p.m., preliminare pubblico ministero) và phận vụ xét xử, phán quyết trong phiên tòa phải được tách rời nhau, để cho vị thẩm phán có nhiệm vụ xét xử không bị ảnh hưởng của tiến trình và những yếu tố khách quan thu nhận được trong thời gian điều tra, hạch hỏi;
- người bị cáo luôn luôn đuợc quyền có mặt trong các cuộc điều tra, tranh cãi, biết được lý chứng của phía bên kia và biết trước được lý do và tầm quan trọng tại sao và đến đâu mình bị kết án: vị thẩm phán không thể kết án thế nào và nặng nhẹ bao nhiêu tùy hỷ, cũng như không thể bị ảnh hưởng của bất cứ ai trong các việc xét xử của mình: “Các quan tòa chỉ phải tuân hành một mình luật lệ” (Điều 101, đoạn 2, id.).
- người bị cáo có được tiếng nói sau cùng trong phiên tòa, mình chấp nhận bản án hay phản án lên phiên tòa cấp trên.
- qua tất cả những tiến trình đó, dù cho đương sự bị tố cáo có thể tự mình biện hộ cho mình, luật pháp Quốc Gia được Viện Bảo Hiến bảo đảm, đòi buộc luôn luôn đương sự bị cáo phải được bảo đảm bênh vực bằng sự hiện diện của một luật sư, nếu không phiên tòa có thể bị coi là vô giá trị. Sự hiện diện, bênh vực đó của luật sư luôn luôn được cơ chế Quốc Gia cung cấp cho bất cứ ai, trong bất cứ phiên tòa nào, ở bất cứ thời điểm nào của tiến trình (Điều 24, đoạn 3, id.) (Pietro Perlingieri, Commento alla Costituzione Italiana, II ed., Edizioni Scientifiche Italiane, Napoli 2001, 137-138).

JPEG - 64.9 kb

Chúng ta nghĩ gì về phiên tòa ở Huế xử Cha Lý vừa qua,

- không có luật sư biện hộ, tức là không có quyền được biện hộ.
- bị cáo Linh Mục Nguyễn Văn Lý còn bị bịt miệng, không cho nói, tức là quyền tự biện hộ cũng không có.
Phiên tòa vừa kể có phải là phiên tòa có giá trị và giá trị của một Quốc Gia văn minh tôn trọng con người hay không?
Quốc Gia có phương thức hành xử như vậy là Quốc Gia có lối sống dưới mức sống văn minh của thiên hạ, nếu không muốn dùng những từ ngữ nặng nề hơn để diễn tả.
Cách hành xử đó của Đảng và Nhà Nước là hành xử chỉ có thể chế XHCN Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh dạy bảo cho: không tôn trọng con người, không cho con người có quyền được biện hộ và tự biện hộ.
Bao giờ thể chế XHCN Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn, lối sống đó vẫn còn, lối sống dưới mức văn minh!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.