Quyền được viết báo

Viết báo. Ảnh: pinterest
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiến pháp ở điều 25 có nói người dân được quyền tự do báo chí. Luật Báo chí dành điều 10 và điều 11 nói về ‘quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.’

Tuy nhiên trong nội dung ở một bài báo đăng trên trang Việt Nam Thời Báo, lại cho thấy dường như ‘quyền được viết báo’ tùy vào địa phương mà có những ‘cởi mở’ khác nhau – https://vietnamthoibao.org/vntb-lam-viec-voi-an-ninh/

Luật Báo chí, điều 11 “Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân,” cho biết có 3 nội dung mà người dân được quyền lên tiếng bằng việc viết báo và chọn gửi cộng tác ở tờ báo nào đó:

“1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới;

2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.”

Như vậy, đơn cử như việc người dân gửi bài cộng tác đến trang Việt Nam Thời Báo, hay VOA, BBC,… thì tuy những tòa soạn này không chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí Việt Nam, song công dân Việt Nam khi thực hiện “Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân,” về nguyên tắc là được bảo hộ theo Hiến định.

Một lưu ý, bài viết trên mạng xã hội được bảo hộ quyền tác giả, nên các bài viết của người dân gửi cộng tác đến tòa soạn, hay bộ phận quản trị của những cơ quan truyền thông này, nếu ở tại Việt Nam thì được bảo hộ theo điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ.

Dĩ nhiên khi đã chọn việc viết báo như một nghề mưu sinh, thì tuy người dân đó không chính thức làm việc theo hợp đồng lao động với một tòa soạn nào, song tác giả của những bài viết ấy sẽ chịu trách nhiệm về việc có hay không chuyện lạm dụng quyền tự do đó theo luật định, ghi ở điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (tham khảo: http://www.hrcr.org/docs/frenchdec.html).

Với riêng Việt Nam, thì Luật An ninh mạng 2018 sẽ trực tiếp ‘giám sát’ các bài báo thực hiện bởi hiến định về “quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.” Và nếu hiểu theo đúng các quy định liên quan như vậy về ‘quyền viết báo,’ có lẽ người Việt được tự do cộng tác với bất kỳ cơ quan truyền thông nào trên thế giới, mà chính phủ Việt Nam không có các thông báo cấm đoán, rằng đó là ‘những báo, đài thù địch.’

Mỹ Thuận

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

2025년 3월15일 미국 워싱턴의 RFA 자유아시아방송 본사. (찰리 다라팍/RFA). Ảnh: Charlie Dharapak/ RFA

RFA có thể sẽ ngưng hoạt động

Theo thông báo chấm dứt tài trợ mà RFA nhận được, các khoản tài trợ liên bang dành cho Đài Á châu Tự do và các mạng lưới đối tác đã bị chấm dứt vào sáng thứ Bảy.

Hiện vẫn chưa rõ RFA sẽ chấm dứt hoạt động khi nào và như thế nào, nhưng RFA chỉ được tài trợ thông qua các khoản trợ cấp của liên bang.

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Bảy, Chủ tịch RFA Bay Fang cho biết sẽ phản đối lệnh này.

Các dân cử hiện diện trong buổi tiếp tân, trao đổi tại Quốc hội Canada do Đảng bộ Việt Tân tại Toronto tổ chức ngày 27/10/2022. Trong hình: Dân biểu Gary Anandasangaree (thứ hai từ trái), DB Judy Sgro (thứ tư từ trái), Tổng Bí thư Việt Tân (thứ sáu từ trái) và DB Rachel Bendayan (ngoài cùng, bên phải). Ảnh: Đảng bộ Việt Tân tại Toronto, Canada

Đảng Việt Tân Toronto chúc mừng hai tân bộ trưởng Canada

Chúng tôi trân trọng sự quan tâm của hai tân bộ trưởng đối với các vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, thể hiện qua sự tham gia của hai vị tại các buổi tiếp tân Quốc hội Canada do Đảng bộ Việt Tân Toronto, Canada tổ chức vào các năm 2022 – 2024.

Người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 21/8/2011. Ảnh: STRINGER Vietnam/ Reuters

Kỷ niệm 37 năm hải chiến Gạc Ma, báo Nhà nước không gọi tên Trung Quốc

Nhà báo Nam Việt nêu nhận xét với RFA: “Kỷ niệm 37 năm thảm sát Gạc Ma, nhưng trên báo Quân đội nhân dân cũng như hầu hết hệ thống truyền thông chính của Nhà nước không có một bài tưởng niệm nào thực chất, dám gọi thẳng tên Trung Quốc, cho thấy năm nay Ban Tuyên giáo đã hoàn toàn không bật đèn xanh cho việc tố cáo tội ác, mà vốn đã có lúc đã được sử dụng như một đòn bẩy ngoại giao khi mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng.”

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.