Sách nhiễu tình dục và hãm hiếp

Ảnh: pexels.com
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc bị sách nhiễu tình dục và hãm hiếp có xảy ra trong gia đình, học đường, nơi làm việc, bệnh viện, phòng mạch y tế, văn phòng dịch vụ, nhà tù, trung tâm huấn luyện, cơ sở chăm sóc nội trú, khu sinh hoạt đức tin, trong đội các nhóm giải trí, v.v…

Điều cơ bản để nạn nhân ghi nhận như sau. Khoảng thời gian sau khi bị tấn công tình dục sẽ có nhiều cảm xúc, bối rối và sợ hãi. Nếu bạn biết ai đó đã bị tấn công tình dục, điều quan trọng là phải giải quyết các việc sau:

1. An toàn: Hãy đưa người đó đến một nơi an toàn. Khuyến khích họ liên hệ với trung tâm khủng hoảng hiếp dâm tại địa phương để được tư vấn hoặc gọi cho Đường dây nóng Quốc gia về Tấn công Tình dục.

2. Chăm sóc y tế: Tìm và nhận dịch vụ kiểm tra y tế để nhận diện những vết thương có thể không nhìn thấy được. Nhân viên bệnh viện cũng có thể cung cấp phương pháp điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể xảy ra, thuốc tránh thai (ngừa thai khẩn cấp) và thực hiện kiểm tra để thu thập bằng chứng nếu vụ tấn công xảy ra trong vòng năm ngày. Các bệnh viện có thể có các chính sách khác nhau về khung thời gian.

3. Báo cáo cuộc tấn công: Nếu nạn nhân đến bệnh viện, rất có thể bệnh viện sẽ tố cáo tội ác với công an. Thường nạn nhân không phải nói chuyện với công an để được giám định pháp y. Nạn nhân có thể quyết định việc nói chuyện với công an. Sau khi báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật đã được thực hiện, có sự hỗ trợ của văn phòng luật sư đưa đến việc khởi tố hình sự buộc tội thủ phạm.

4. Nạn nhân và những người khác trong cuộc sống của họ như cha mẹ, bạn bè có thể cần giúp đỡ để đối phó với những cảm xúc mà họ trải qua ảnh hưởng tới tương tác xã hội. Tấn công tình dục là một tội ác nghiêm trọng và được biết là có tác động ngắn hạn và dài hạn đối với nạn nhân cũng như những người yêu thương và quan tâm về họ.

Ảnh hưởng đến nạn nhân ra sao?

Cảm xúc: sau trải nghiệm bị xâm hại tình dục, nạn nhân thường mang mặc cảm có lỗi, xấu hổ, tự trách mình, lúng túng, sợ hãi, mất tự tin, đau buồn, cô lập, cảm xúc quá tải khiến nạn nhân thiếu kiểm soát chính mình, tức giận, tê cảm, hoang mang, sốc, hoài nghi, ngay cả phủ nhận về sự việc diễn ra để nén ức chế và bảo tồn riêng tư.

Tâm lý: Sau sự việc, những ngày sau đó nạn nhân có thể trải nghiệm ác mộng, hồi tưởng, hoặc trải nghiệm lại cuộc tấn công. Nạn nhân có thể không muốn gặp ai vì không có cảm giác an toàn với con người, bị trầm cảm, rối loạn trong suy nghĩ, khó tập trung, mất năng lượng, bị ám ảnh, sợ hãi, mất phần nào tự tin ở bản thân và tự trọng, dễ dùng các chất hay sinh hoạt kích thích để quên đi hoặc giảm sự rối loạn dù chỉ tạm thời và không lành mạnh. Có thể đưa đến tình trạng muốn tự sát và chấn thương tâm lý lâu dài, các tâm bệnh lâm sàng.

Phản ứng từ xã hội có thể ra sao?

Bạo lực tình dục có khi được che đậy bởi các tổ chức hoặc những người ở các vị trí có thẩm quyền. Bạo lực tình dục có khi bị bỏ qua hoặc được phép tiếp tục ngay cả sau khi nó được phát hiện bởi giới chức có quyền, các thành viên gia đình, bạn bè hoặc các thành viên khác trong cộng đồng.

Áp bức là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực tình dục. Bạo lực tình dục gắn liền với bất bình đẳng. Những người thực hiện hành vi bạo lực tình dục có thể nhắm vào những người có ít quyền lực hơn trong xã hội do các yếu tố như (nhưng không giới hạn): tuổi, khuyết tật, giới tính, tình trạng nhập cư, thu nhập, bản sắc chính trị, sắc tộc, tôn giáo, v.v…

Bất bình đẳng có thể dẫn đến việc mọi người có ít quyền truy cập vào thông tin và dịch vụ hỗ trợ hơn. Điều này có thể khiến nhiều nạn nhân khó báo cáo hành vi tấn công tình dục hoặc nhận trợ giúp.

Bạo lực tình dục ảnh hưởng đến tất cả mọi người: cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Bạo lực tình dục thường ảnh hưởng đến giáo dục, việc làm và thu nhập, nhà ở và nơi trú ẩn cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân. Mối quan hệ với bạn bè và các thành viên trong gia đình có thể bị ảnh hưởng.

Bạo lực tình dục có thể được ngăn chặn

Các thành viên cộng đồng có thể hành động để ngăn chặn bạo lực tình dục bằng cách thiết lập các mối quan hệ lành mạnh và tích cực dựa trên sự tôn trọng, an toàn, và bình đẳng.

Các thành viên cộng đồng có thể đóng vai trò tích cực trong việc ngăn chặn bạo lực tình dục trước khi nó xảy ra bằng cách trở thành những người vào cuộc tham gia lên tiếng kêu gọi sự điều tra minh bạch và công lý cho nạn nhân.

Bạo lực tình dục ảnh hưởng đến tất cả chúng ta; do đó, tất cả chúng ta đều là một phần của giải pháp.

Bạn có thể làm gì thêm để giúp đỡ?

Giao tiếp hiệu quả là điều quan trọng đối với sức khỏe của nạn nhân. Nếu bạn đang tự hỏi những gì bạn có thể làm thêm, đây là một số gợi ý:

– Giữ bình tĩnh. Bạn có thể cảm thấy sốc hoặc phẫn nộ, nhưng việc bộc lộ những cảm xúc này với nạn nhân có thể khiến họ bối rối hoặc khó chịu.

– Tin nạn nhân. Nói rõ rằng bạn tin rằng vụ hành hung đã xảy ra và vụ hành hung không phải lỗi của cô ấy hoặc anh ấy.

– Trao quyền kiểm soát cho nạn nhân. Quyền kiểm soát đã bị lấy đi trong cuộc tấn công. Trao quyền cho nạn nhân đưa ra quyết định về những bước cần thực hiện tiếp theo và cố gắng tránh nói cho họ biết phải làm gì.

– Để nạn nhân thể hiện nhiều loại cảm xúc: khóc, la hét, im lặng, v.v. Hãy nhớ rằng nạn nhân tức giận với kẻ đã hành hung mình và hoàn cảnh đó, chứ không phải với bạn. Chỉ cần ở đó để lắng nghe.

– Đảm bảo với nạn nhân về sự hỗ trợ của bạn. Cô ấy hoặc anh ấy cần biết rằng bất kể chuyện gì đã xảy ra, mối quan hệ của bạn sẽ vẫn nguyên vẹn.

– Tránh đe dọa nghi phạm. Đe dọa làm hại có thể chỉ khiến nạn nhân lo lắng về sự an toàn của họ.

– Duy trì tính bảo mật. Hãy để nạn nhân quyết định nói với ai về vụ hành hung.

– Khuyến khích tư vấn. Cung cấp cho nạn nhân số điện thoại đường dây nóng của trung tâm xử lý khủng hoảng hiếp dâm gần nhất, nhưng hãy để nạn nhân quyết định có gọi hay không.

– Hỏi trước khi đề nghị hỗ trợ. Ví dụ, hỏi “Tôi có thể ôm bạn một cái không?” để giúp thiết lập lại cảm giác an toàn và kiểm soát của nạn nhân.

– Nói những gì bạn có thể đảm bảo. Đừng hứa những điều bạn không thể giữ, chẳng hạn như nói rằng nạn nhân sẽ không bao giờ bị tổn thương nữa, hoặc kẻ phạm tội sẽ bị bỏ tù.

– Hãy kiên nhẫn và nhận ra rằng việc chữa lành có thể mất nhiều năm.

– Chăm sóc bản thân. Nếu bạn cần hỗ trợ cho chính mình, vui lòng liên hệ với trung tâm xử lý khủng hoảng hiếp dâm tại địa phương để có một nơi bí mật để thảo luận về cảm xúc của bạn.

Sau đây là danh bạ các nơi hỗ trợ. Thông tin nhiều trang, cần bạn chọn địa phương nơi thuận tiện nhận dịch vụ để thông báo cho nạn nhân. (“Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại” https://vietnam.un.org/en/download/64916/123632)

TS Đông Xuyến

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.