Sáu tháng chiến tranh ở Ukraine

Đất nước Ukraine đắm chìm trong khói lửa chiến tranh bởi tham vọng điên cuồng của Putin. Ảnh: The Economist/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

The Economist – Phạm Nhật Bình lược dịch

Cuộc xâm lược của Vladimir Putin vào Ukraine đã được phương Tây dự đoán từ lâu và cũng bị tổng thống Nga phủ nhận từ lâu. Nó bắt đầu vào ngày 24 tháng Hai với hàng loạt hỏa tiễn hành trình, pháo binh và các loại vũ khí khác. Phạm vi của cuộc tấn công tuy không được loan tải một cách nhanh chóng và đầy đủ, nhưng tất cả các bằng chứng đều chỉ ra đây là một hoạt động quy mô lớn.

Sáu tháng sau, các lực lượng Nga đã không chiếm được phần lớn đất nước này và bị đẩy lùi về phía Đông và Nam Ukraine. Cuộc xung đột đã biến thành một cuộc chiến tiêu hao. Ukraine và Nga đều bị thiệt hại rất nặng nề, nhưng không bên nào có vẻ có khả năng sớm đạt được bước đột phá quyết định. Những bản đồ và hình ảnh này gợi lại một số khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc chiến trong sáu tháng qua.

24 tháng HaiCuộc xâm lược bắt đầu

Cuộc xâm lược của Nga đã gây sốc, nhưng nó không gây ngạc nhiên. Các cơ quan tình báo phương Tây đã cảnh báo về ý định của Vladimir Putin trong nhiều tháng. Nga đã yêu cầu NATO rút khỏi Đông Âu và không cho Ukraine gia nhập vào liên minh, nhưng hoạt động ngoại giao đã bị đình trệ. Khoảng 100 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn của Nga – những đơn vị chiến đấu từ 1.000 quân trở lên, kèm theo lực lượng phòng không, pháo binh và hậu cần – đã tập trung ở biên giới Ukraine. Đây là đợt tập trung quân đội lớn nhất ở Châu Âu kể từ sau chiến tranh lạnh. 

Sáng ngày 24 tháng Hai, khi bình minh ló dạng trên đất nước Ukraine, Putin đã lên truyền hình tuyên chiến dưới hình thức “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi phát xít hóa” đất nước này. Trong vòng vài phút, các vụ nổ đã được nghe thấy gần phi trường chính của thủ đô Kyiv, cũng như ở nhiều thành phố khác. Hỏa tiễn hành trình xuyên qua không trung và lao vào các tòa nhà. Các lực lượng thiết giáp sau đó bắt đầu di chuyển từ Nga và Belarus, cũng như từ Crimea về phía nam.

23 tháng BaQuân Nga chùn bước sau những thắng lợi ban đầu

Tình hình chiến sự Ukraine tính đến 23/3/2022. Nguồn: Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW), Washington D.C.
Hình 1. Tình hình chiến sự Ukraine tính đến 23/3/2022. Nguồn: Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW), Washington D.C.

 

Trong những tuần đầu của cuộc chiến, lực lượng Nga đã hy vọng đạt được tiến bộ nhanh chóng. Lúc đầu, điều này có vẻ được bảo đảm. Họ gần như bao vây Kyiv và chiếm được Kherson, một thành phố ở phía Nam của Ukraine, qua bản đồ bên trên vào lúc đó cho thấy là Nga có nhiều tiềm năng chiến thắng. 

Nhưng đến cuối tháng Ba, chiến thuật gọng kìm bao vây thủ đô Kyiv từ phía Tây Bắc và Đông Bắc đã bị khựng lại khi đối mặt với sự kháng cự quyết liệt của quân dân Ukraine; các đường tiếp vận bị tắc nghẽn, bên cạnh sự thiếu hụt nhân lực. Nga nhanh chóng tuyên bố rằng mục tiêu chiến tranh của họ đã thay đổi. Các tướng lãnh Nga tuyên bố: “Các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu tiên của chiến dịch đã được hoàn thành,” mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Không thể chiếm được Kyiv, Nga đã tập trung quân lại vào phía Đông Ukraine.

Ngày 3 tháng TưCác bằng chứng về tội ác chiến tranh xuất hiện

Hình 2: Nhà chức trách làm việc để xác định danh tính thường dân bị thảm sát trong thời gian quân Nga chiếm đóng ở Bucha, ngoại ô Kyiv, Ukraine, trước khi rút quân. Thứ Tư, 6/4/2022. Ảnh: AP/Rodrigo Abd
Hình 2: Nhà chức trách làm việc để xác định danh tính thường dân bị thảm sát trong thời gian quân Nga chiếm đóng ở Bucha, ngoại ô Kyiv, Ukraine, trước khi rút quân. Thứ Tư, 6/4/2022. Ảnh: AP/Rodrigo Abd

 

Khi Nga rút quân về phía Nam và phía Đông, bằng chứng về các hành động tàn bạo đã xuất hiện ở các vùng ngoại ô của Kyiv. Tổng công tố Ukraine cho biết vào ngày 3 tháng Tư, 410 thường dân đã bị giết xung quanh Kyiv. The Economist đã có thể xác minh các báo cáo về những gì dường như là một cuộc tàn sát. Tổng Thống Mỹ Joe Biden nói rằng những gì xảy ra ở Bucha là một tội ác chiến tranh và Vladimir Putin, tổng thống Nga, phải đối mặt với tòa án quốc tế.

Vào ngày 14 tháng Tư, chiến hạm Moskva, soái hạm của Hạm Đội Biển Đen của Nga, bị chìm cách Odessa 60-65 hải lý (111-120km) về phía Nam. Ukraine nhanh chóng tuyên bố hỏa tiễn chống hạm của họ đã đánh chìm chiếc Moskva. Nga khẳng định rằng tàu Moskva không chịu nổi một vụ tai nạn, nhưng đã di chuyển phần còn lại của hạm đội nầy ra khỏi bờ biển Ukraine ngay sau khi vụ việc xảy ra. Đồng thời, Nga cũng tung ra các cuộc tấn công trả đũa vào Ukraine.

Tháng NămMariupol tính toán chi phí nặng nề của kháng chiến 

Nhiếp ảnh gia kiêm chiến binh thuộc Trung Đoàn Azov Dmytro Kozatsky đã chia sẻ bức ảnh cho thấy sự tàn phá bên trong nhà máy thép Azovstal, Mariupol - nơi Trung Đoàn Azov của anh cố thủ trong thời gian dài - bởi pháo binh và hỏa tiễn của quân Nga. Ảnh: AP/Dmytro Kozatsky
Hình 3: Nhiếp ảnh gia kiêm chiến binh thuộc Trung Đoàn Azov, anh Dmytro Kozatsky đã chia sẻ bức ảnh cho thấy sự tàn phá bên trong nhà máy thép Azovstal, Mariupol – nơi Trung Đoàn Azov của anh cố thủ trong thời gian dài – bởi pháo binh và hỏa tiễn của quân Nga. Ảnh: AP/Dmytro Kozatsky

 

Tình hình chiến sự Ukraine tính đến 23/5/2022. Quân Nga tập trung lực lượng về vùng Donbas ở phía Đông, và phía Nam Ukraine. Nguồn: Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW), Washington D.C.
Hình 4: Tình hình chiến sự Ukraine tính đến 23/5/2022. Quân Nga tập trung lực lượng về vùng Donbas ở phía Đông, và phía Nam Ukraine. Nguồn: Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (ISW), Washington D.C.

 

Đến tháng Năm, trọng tâm của cuộc chiến đã chuyển sang khu vực Donbas ở phía Đông, nơi Nga tiếp tục đạt được nhiều thắng lợi. Vào ngày 16 tháng Năm, lực lượng Nga đã chiếm được Mariupol, một thành phố cảng với 400.000 dân đang bị bao vây và bị pháo kích liên tục. Các nhà chức trách tuyên bố rằng số người chết cuối cùng là hơn 20.000 người. Ở phía Nam, Ukraine đã đẩy lùi bước tiến của Nga về phía Odessa. 

Tháng SáuUkraine cầu xin phương Tây cung cấp vũ khí

Máy bay chiến đấu Su-27 của Không Quân Ukraine ném bom đảo Rắn do quân Nga tiến chiếm và kiểm soát từ khi cuộc chiến khởi đầu hôm 24/2/2022. Ảnh: Bộ Quốc Phòng Ukraine
Hình 5: Máy bay chiến đấu Su-27 của Không Quân Ukraine ném bom đảo Rắn do quân Nga tiến chiếm và kiểm soát từ khi cuộc chiến khởi đầu hôm 24/2/2022. Ảnh: Bộ Quốc Phòng Ukraine

 

Ukraine giành lại quyền kiểm soát Đảo Rắn, một pháo đài nhỏ do Nga chiếm đóng ở Biển Đen, sau một cuộc tấn công kéo dài mười ngày. Chiến thắng không chỉ mang tính biểu tượng; hòn đảo chỉ cách Romania, một thành viên của NATO 45 km, có tầm quan trọng chiến lược. Nó cũng có thể đóng vai trò như một đầu cầu cho một cuộc tấn công đổ bộ vào Odessa. Nhưng Nga tiếp tục giành được lợi thế ở Donbas, nơi tập trung các cuộc giao tranh. Các tướng lĩnh của Ukraine liên tục nhấn mạnh rằng các đồng minh của họ phải cung cấp nhiều vũ khí hơn. 

Vào tháng Sáu, Ukraine đã nhận được 4 hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS M142) đầu tiên từ Mỹ. Chúng đã chứng tỏ hiệu quả công phá và từ thời điểm đó Mỹ đã cam kết nhiều hơn.

Tháng Bảy – Khai quật

Thành phố Severodonetsk, cách tỉnh lỵ Luhansk 110 km về hướng Tây Bắc, nơi tiếp tục diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội Ukraine và quân Nga, 30/5/2022. Ảnh: Aris Messinis/AFP
Hình 6: Thành phố Severodonetsk, cách tỉnh lỵ Luhansk 110 km về hướng Tây Bắc, nơi tiếp tục diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội Ukraine và quân Nga, 30/5/2022. Ảnh: Aris Messinis/AFP

 

Đến tháng thứ 5, cuộc chiến có dấu hiệu đi vào bế tắc. Thắng lợi của Nga ở phía Đông giảm dần sau khi nước này giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn Severodonetsk, thuộc tỉnh Luhansk vào đầu tháng. Một cuộc phản công hạn chế của Ukraine bắt đầu ở phía Nam. Cuộc tấn công của Nga diễn ra chậm chạp và tốn kém. Với vũ khí NATO, chiến thuật mới và đủ viện trợ tài chính, Ukraine đã có cơ hội đẩy lùi quân đội của Nga.

24 tháng 8Ukraine lên tiếng phản công

Lực lượng Ukraine ở tiền tuyến tại vùng Mykolaiv, miền Nam Ukraine đầu tháng 8/2022. Ảnh: Daniel Berehulak/ The New York Times
Hình 7: Lực lượng Ukraine ở tiền tuyến tại vùng Mykolaiv, miền Nam Ukraine đầu tháng 8/2022. Ảnh: Daniel Berehulak/ The New York Times

 

Cuộc phản công của Ukraine cho đến nay đã không thu được nhiều kết quả. Trong nhiều tháng, các viên chức Ukraine đã ám chỉ rằng một cuộc tấn công ở miền Nam sắp xảy ra. Kherson, thành phố bị Nga chiếm đóng đầu cuộc chiến, sẽ được giải phóng vào cuối năm nay, Dmytro Marchenko, một tướng lãnh Ukraine tự hào. Những kỳ vọng cao như vậy sẽ khó được đáp ứng. 

Trong khi đó, tác động trên phạm vi toàn cầu vẫn tiếp tục, đáng chú ý nhất là giá khí đốt cao ngất trời. Châu Âu đang chuẩn bị cho việc khí đốt của Nga sẽ bị cắt vào mùa đông này. Tuy nhiên, giá lương thực đã bắt đầu giảm so với mức đỉnh điểm do chiến tranh gây ra, một phần nhờ thỏa thuận cho phép nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. 

Nửa năm sau cuộc chiến, một cuộc chiến lâu dài dường như có khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.

Nguồn: “Six months of war in Ukraine,” The Economist, 24/8/2022

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.