Sống hay đang tồn tại?

Quang cảnh khu vực Cầu Giấy, Hà Nội mù mịt. Ảnh: Báo Nhà Đầu Tư
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một người Hà Nội từng học chung với tôi nói rằng mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo, cứ lo làm lo ăn quan tâm tới chính trị, ô nhiễm làm gì. Sau nhiều năm không gặp, tôi quay trở lại Hà Nội mới hay tin bạn mình bị mắc ung thư phổi và đã qua đời, bố mẹ bạn ấy cũng đi khắp nơi để chữa bệnh.

Ung thư – chắc hẳn gần 20 năm trước nhiều người Việt còn lạ lẫm với căn bệnh này, nhưng giờ đây người chết như ngả rạ, đi đâu cũng thấy ung thư, báo đài đưa tin mỗi năm Việt Nam có gần 165.000 ca ung thư mới, nhưng tôi tin con số thực tế lớn hơn nhiều, vì nhiều ngôi làng có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất nước, nhiều người giấu bệnh và nhiều người không được ai đến thăm hỏi, lấy số liệu.

Làm sao tôi có thể quên được hình ảnh các cháu bé phải thở bằng bình oxy, phải đeo khẩu trang đi ngủ ở nhiều ngôi làng tôi đến, từ Sài Gòn, Bình Dương, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh cho tới thủ đô Hà Nội… Chết vì tai nạn thì có thể do trời định, trời kêu ai nấy dạ, nhưng chết vì ô nhiễm là cái chết tập thể, đã biết trước, dành cho nhiều thế hệ, bệnh tật truyền từ đời này sang đời khác, nó không chừa một ai, từ nghèo khổ tới sang giàu, từ dân gian tới quan tham, từ lưu manh tới giả danh tri thức.

Mấy hôm nay không khí Hà Nội lại đạt ngưỡng ô nhiễm nhất thế giới, người người thi nhau mua máy lọc không khí, có những cái trị giá hàng chục triệu đồng nhưng chỉ lọc được bụi lớn, thường xuyên phải thay màng lọc với giá trên 1 triệu/màng, trong khi tấm lọc hepa của tôi (bắt đầu chia sẻ với giá 580 nghìn để phục vụ người có thu nhập trung bình – thấp) chỉ cần gắn vào quạt, đóng kín cửa là có thể giữ lại, lọc các hạt bụi có kích cỡ nhỏ đến 0.0001 theo cam kết của nhà sản xuất, tôi cũng đã tặng và mua hộ giá gốc cho vài người nghèo khổ, sau khi bản thân đã thử nghiệm, so sánh giữa các nhà sản xuất.

Nhiều nhà khoa học trên thế giới công bố bụi hạt nano còn nguy hiểm hơn nhiều so với bụi PM2.5, nhỏ hơn và tàn phá bất kỳ nội tạng nào trong cơ thể, vượt qua thành phổi và đi vào máu, hủy hoại DNA và là mầm mống gây lão hóa, ung thư…

Theo Quy hoạch đến năm 2030, nhiệt điện than sẽ chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Tất cả các giai đoạn từ khai thác, vận chuyển, đốt cho tới xử lý tro xỉ đều thải ra nhiều chất độc hại như SO2, NOx, CO, CO2, CH4… các kim loại nặng như chì, thủy ngân, niken, thiếc, cadmium, antimon, asen… trong khi hơn 15 triệu tấn tro xỉ nhiệt điện than của EVN chưa biết đổ đi đâu, bụi siêu mịn từ các nhà máy nhiệt điện bay xa hàng trăm kilômet, góp phần tiêu diệt giống nòi.

Nếu để ý trong các tác phẩm hiện thực của tôi, các bạn sẽ thấy nhiều ngôi làng bao quanh nhà máy nhiệt điện chỉ thấy một màu đen, bụi mịn bao phủ chẳng khác nào địa ngục, nhiều người bị ung thư và nhiều người đã chết, các chất kim loại nặng làm biến dạng một số loài thủy sinh, tiêu hủy nhiều vi sinh vật.

Đau đớn thay, trong khi Trung Quốc đang đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than thì Việt Nam lại vay vốn Trung Quốc, rước than, công nghệ độc hại, nhà thầu Trung Quốc về. Trong khi ở nhiều quốc gia trên thế giới, giá điện mặt trời ngang bằng nhiệt điện than. Nếu bộ máy hành pháp, tư pháp được thiết kế khoa học, điện gió, điện mặt trời sẽ chiếu sáng muôn nơi và hàng chục triệu người, nhiều thế hệ sẽ được cứu sống, không còn quái thai, chết trẻ, hay chết bởi lũ – sự vô cảm đến từ các nhà máy thủy điện “sân sau”.

Và đâu chỉ có nhiệt điện, hãy xem lại các tác phẩm hiện thực của tôi ở Bắc Ninh – ngay cạnh Hà Nội, hàng ngàn ống khói đen sì mang bụi mịn từ các làng nghề giấy, nhôm, thép… cho tới các khu công nghiệp vẫn ngày ngày tỏa đi khắp nơi, nước thải pha hóa chất vẫn ngày đêm đổ ra sông, được bảo kê nên không cần xử lý, có những con sông chỉ cá rô phi mới sống được.

Chỉ cần đi từ quận Hồng Bàng tới quận Lê Chân (Hải Phòng) bụi bám đầy người vì quá nhiều chiếc xe được bảo kê, không phủ kín nguyên vật liệu, khí thải độc hại vượt tiêu chuẩn cho tới những công trình bụi bặm coi trời bằng vung, coi tính mạng người dân như cỏ rác, ngồi trong ô tô cũng không tránh được.

Chính quyền sạch thì môi trường sạch, tôi cũng đã cố gắng trong việc đưa ra những cảnh báo, nhiều khi bản thân cũng cảm thấy bất lực vì chứng kiến quê hương mình đang chết dần chết mòn, các thế hệ tương lai oán trách vì cha ông chúng gây ra nhiều tội ác, đã không giữ được quê hương sao còn sinh ra chúng?

Nhà báo tự do Đỗ Cao Cường

Nguồn: FB Đỗ Cao Cường

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.