Sri Lanka: Người biểu tình chiếm giữ dinh tổng thống cho đến khi ông Rajapaksa từ chức

Người biểu tình tiến vào bên trong dinh tổng thống Sri Lanka, 09/07/2022. Ảnh: Reuters - Dinuka Liyanawatte
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những người biểu tình đã đuổi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa ra khỏi dinh tổng thống tuyên bố sẽ chiếm giữ tòa nhà này cho đến khi ông từ chức như đã hứa.

Hôm thứ Bảy 09/07/2022, những người biểu tình đã tràn vào dinh tổng thống. Lực lượng bảo vệ tòa nhà chỉ có thể ngăn chặn họ trong một thời gian đủ để cho Tổng thống Rajapaksa trốn thoát.

Hàng trăm ngàn người dân đã xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ về khủng hoảng kinh tế ở Sri Lanka mà họ cho một phần là do Tổng thống Rajapaksa gây ra. Theo hãng tin AFP, tuyên bố hôm qua với báo chí, Lahiru Weerasekara, một trong những sinh viên đứng đầu phong trào biểu tình, cho biết họ sẽ chiếm giữ dinh tổng thống cho đến khi nào ông Rajapaksa thật sự rời bỏ chính quyền.

Hiện đang tị nạn trên một tàu chiến và đang trên đường đến một căn cứ ở miền đông bắc Sri Lanka, Tổng thống  Rajapaksa đã thông báo ông sẽ từ chức vào thứ Tư tuần này, 13/07.

Cho đến hôm qua, tình hình chính trị ở Sri Lanka vẫn rất vô định. Nếu tổng thống thật sự từ chức ngày 13/07, theo luật định, Quốc Hội có một tháng để bầu người thay thế ông Rajapaksa. Nhưng trong bối cảnh Sri Lanka đang gặp khủng hoảng trầm trọng, thời gian một tháng là quá dài. Chủ tịch Quốc Hội đã tuyên bố là các dân biểu sẽ bầu tân tổng thống trong vòng một tuần, nhưng hiện giờ không có ứng cử viên nào hội đủ đa số phiếu cần thiết.

Khủng hoảng chính trị cần phải được giải quyết nhanh chóng để Sri Lanka có thể đối phó với thảm họa kinh tế, mà một trong những nguyên nhân là ngành du lịch, thu nhập chủ yếu của nước này, đã bị thất thu nặng nề do vụ khủng bố Hồi Giáo cực đoan năm 2019 và sau đó là do đại dịch Covid-19.

Trước mắt, cảnh sát Sri Lanka thông báo là hàng triệu Rupi tiền mặt mà Tổng thống Rajapaksa bỏ lại khi ông trốn khỏi dinh tổng thống hôm thứ bảy sẽ được giao cho tòa án quản lý hôm nay. Khi tràn vào chiếm dinh tổng thống, những người biểu tình đã tìm thấy tổng cộng gần 18 triệu Rupi ( tương đương 50.000 đôla ) tiền giấy, nhưng họ đã trao cho cảnh sát.

Thanh Phương

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.