Sự biến tướng của hiện tượng cúng bái đầu năm

Lễ rước kiệu Bà Thiên Hậu là một trong lễ hội rằm tháng giêng lớn nhất ở Đông Nam bộ. Ảnh: Lao Động
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại Việt Nam, cứ sau dịp Tết Nguyên đán, nhiều người dân lại tìm đến các chùa, đền để làm lễ, cúng bái, dâng sao giải hạn. Nơi nào cũng tấp nập người ra kẻ vào, khổ sở chen lấn. Hầu như ngày nào báo chí, mạng xã hội cũng cập nhật những bài viết, video cảnh người xô đẩy vô cùng phản cảm.

Xã hội nghi ngút khói hương

Lễ hội đầu năm tại Việt Nam ngày càng có dấu hiệu mất khả năng kiềm chế. Trước đây việc cúng bái, đi chùa, xem bói thường là những người già và phụ nữ. Ngày nay nhiều người trẻ cũng tham gia xin ấn, xin lộc rất đông. Có người chi hàng trăm triệu để lập đàn, đốt cả tấn vàng mã mong hóa giải vận hạn, cầu nguyện cho danh lợi, tiền tài.

Tính mê tín dị đoan đã thay thế cho nhu cầu tâm linh. Người ta thỏa sức cúng bái, chạy theo hình thức tốn kém, hoang phí. Hàng ngàn người chen chân mang vác thủ lợn, gà luộc, vàng mã cầu kỳ khắp các chùa chiền. Từ nơi xa xôi hẻo lánh đến thị thành nhộn nhịp, đâu đâu cũng thấy nghi ngút khói hương.

Tính dị đoan này nhanh chóng đẩy các lễ hội đến chỗ chụp giật, thậm chí đánh nhau chỉ vì một biểu tượng lộc trời. Dư luận từng khiếp đảm chứng kiến một cuộc hỗn chiến dã man chỉ để cướp quả phết tại Phú Thọ. Chen lấn, giẫm đạp lên cả bàn thờ để cướp ấn đền Trần. Hay cách đây mấy ngày, hàng trăm thanh niên giành giật nhau mảnh chiếu với niềm tin ai cướp được thì vợ chồng năm đó sinh con trai. Rồi đến hàng chục nghìn người tràn khắp con đường, xếp hàng dài cả cây số vào ngôi chùa Phúc Khánh. Thậm chí là đuổi bắt và bứt lông lợn trong lễ hội “ông cầu” ở Phú Thọ, thấm tiền vào máu lợn mới bị chém ở Bắc Ninh…

Người ta đến chùa, để cúng bái, dẫm đạp, cấu xé nhau, đánh đập nhau để xin xỏ. Sự tôn nghiêm trước nơi linh thiêng, thánh thần không còn nữa.

Dân chúng mê tín đã đành, các quan chức cộng sản mang tiếng vô thần còn mê tín gấp bội. Vài năm trở lại đây, việc các quan lấy xe công đi lễ trong giờ hành chính, trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”. Dường như, càng có nhiều tiền, chức càng to thì càng bất an, sợ “vào lò”, sợ bị phe đối thủ đánh bay mất ghế… Âu nguyên nhân cũng là do không có thực tài, trí tuệ. Chức tước cũng là do bất chính mà có, nên lo lắng, sợ hãi.

Bế tắc trong cuộc sống

Cầu xin thánh thần đã thành thói quen của người Việt. Dường như niềm tin của con người chỉ còn đặt nơi đáng siêu nhiên, thánh thần chứ không phải giữa người với người.

Điều đó cũng không có gì khó hiểu. Xã hội bây giờ đầy rẫy những vấn nạn, và sự bất an, mối lo toan, bấp bênh, bất trắc. Bệnh tật thì nhiều, thực phẩm bẩn, môi trường thì ô nhiễm, tai nạn giao thông kinh hoàng…

Chưa hết, đạo đức xã hội xuống cấp, trò đánh thầy, con đánh cha, nhìn đâu cũng thấy lừa lọc, luật pháp không nghiêm minh, tham nhũng đông khủng khiếp, từ trung ương cho đến địa phương, ăn không chừa của dân thứ gì, nói một đằng làm một nẻo… Từ đó, người ta không thể trông mong vào năng lực và sự trung thực.

Nhu cầu cuộc sống luôn phải có chỗ để gửi gắm niềm tin. Một khi xã hội trần tục không an toàn thì người ta tìm đến thế lực siêu nhiên để bám víu. Cho nên người ta không biết dựa vào đâu ngoài thần thánh.

Lễ hội rước kiệu Bà Thiên Hậu ở Bình Dương 19/2/2019. Ngoài đường chật kín người, trong chùa cũng đông nghịch. Ảnh: Tiền Phong
Lễ hội rước kiệu Bà Thiên Hậu ở Bình Dương 19/2/2019. Ngoài đường chật kín người, trong chùa cũng đông nghịch. Ảnh: Tiền Phong

 

Khi mà xã hội lao vào cúng bái xin xỏ, nghĩa là xã hội đó đang biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần. Còn nếu một xã hội an toàn hơn, bảo đảm an sinh có lẽ mức độ phải cầu, cúng, bấu víu vào một cái gì đó để có chút niềm tin của người dân chắc chắn sẽ giảm xuống.

Chế độ dung dưỡng mê tín

Có thể thấy, hoạt động lễ hội tại Việt Nam đang phản cảm, man rợ, hủ tục mê tín dị đoan, đi ngược với nét đẹp văn hóa vốn có bao đời nay. Tuy nhiên, sau những lộn xộn trên, nhà cầm quyền cộng sản chẳng những không hạn chế, mà còn mở rộng, quảng bá quy mô hơn.

Gần đây, có thể thấy lễ hội Việt Nam đang biến tướng với khuynh hướng thương mại rõ nét. “Ngành công nghiệp nhang khói” được hoạt động hết công suất, với biết bao nhiêu chiêu trò. Không ít tăng lữ do mục đích tâm linh bị lu mờ nên bày ra nhiều trò như: dâng sớ cầu danh, cúng sao giải hạn, hầu đồng… để moi tiền chúng sinh.

Những hủ tục mê tín được chính quyền các cấp bao che, a tòng với đám buôn thần bán thánh tổ chức nhằm thu lợi. Chỉ riêng cái trò, ném tiền lẻ xuống giếng, nhét tiền vào khe cửa, bỏ hòm công đức, mỗi năm hàng tỷ đồng được ban quản lý đền, chùa và chính quyền địa phương đút túi dễ dàng.

Đặc biệt, những lễ hội đã được chính quyền tham gia quản lý, những chiếc “bánh chưng kỷ lục”, “bánh dày kỷ lục”, “bánh tét kỷ lục”, “tô hủ tiếu kỷ lục”… liên tục được tung ra để bòn rút ngân sách. Hay cái trò phóng sinh, ngày càng được nâng lên tầm quy mô, có cả cấp lãnh đạo cao nhất của nhà cầm quyền cũng tham gia.

Có thể thấy hình ảnh xã hội Việt Nam loạn tâm linh, cuồng tín như ngày hôm nay là hệ quả của một nhà nước làm ngu dân, bằng việc duy trì các loại hủ tục. Khiến người dân mải sa đà vào mê tín mà quên đi bao nhiêu vấn nạn của đất nước, để dễ bề cai trị.

Tóm lại, người Việt cầu thánh thần mà quên mất rằng, khi đất nước đầy vấn nạn, không phải cứ đi giải hạn là không còn hạn nữa. Càng không phải đi chùa nhiều, dâng lễ hậu thì được nhiều điều phúc đức, tốt lành. Bởi nếu vậy, chẳng phải người càng giàu càng có nhiều phúc hay sao?

Không một cõi âm nào mầu nhiệm đến mức cứ xin là được, nên thay vì đặt sự bình an của bản thân vào thế lực không rõ ràng nào đó, hãy mạnh mẽ định đoạt vận mệnh của bản thân. Hãy lên tiếng chống lại cái sai, cái xấu của nhà cầm quyền, vì đây là nguồn cơn của mọi sự bất an trong xã hội. Đó mới là kế lâu bền. Bởi nếu đất nước tự do, dân chủ, thì tất cả mọi người, kể cả thế hệ tương lai cũng sẽ được hưởng hạnh phúc và sự thịnh vượng đó.

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.