Sự hèn nhát của lãnh đạo CSVN tại Diễn Đàn Hương Sơn

Diễn Đàn Hương Sơn kỳ thứ 9 tại Bắc Kinh diễn ra từ ngày 20 đến 22/10/2019. Ảnh: Reuters.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Diễn Đàn Hương Sơn (Beijing Xiangshan Forum) lần thứ 9, một diễn đàn an ninh khu vực vừa khai mạc ngày 21 tháng Mười tại Bắc Kinh. Đây là một diễn đàn được nước chủ nhà tổ chức mỗi năm một lần với sự tham dự của nhiều viên chức an ninh quốc phòng và các nhà nghiên cứu các nước.

Hương Sơn cũng là diễn đàn đối thoại do Trung Quốc lập ra nhằm mục đích làm đối trọng với diễn đàn Shangri-La (Shangri-La Dialogue) của Singapore được tổ chức hàng năm vào tháng Sáu, cũng nói về an ninh Á Châu. Năm nay, Trung Quốc chọn chủ đề “Duy trì trật tự quốc tế và thúc đẩy hoà bình tại Châu Á – Thái Bình Dương”, một chủ đề được người tham dự rất quan tâm vì tính cách thời sự của nó. Về phía Việt Nam, viên chức tham dự là Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch, cho thấy cuộc hội nghị lần này mang một tầm vóc lớn.

Trong phần phát biểu khai mạc, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà lên tiếng khẳng định Trung Quốc sẽ không để cho Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập và nhất định Đài Loan phải thống nhất với Trung Quốc. “Giải quyết câu hỏi Đài Loan để có được sự thống nhất toàn vẹn là xu hướng không tránh khỏi của thời đại, quyền lợi lớn nhất của Trung Quốc, là con đường đúng đắn phải đi theo và là sự mong mỏi của người dân Trung Quốc.”*

Họ Nguỵ cho biết sẽ đập tan mọi âm mưu đòi độc lập của Đài Loan. Tuy không nêu đích danh sự can thiệp của Hoa Kỳ và các nước khác vào tình hình Đài Loan nhưng Nguỵ Phưọng Hoà đã lên án các thế lực này âm mưu ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh: “không có ai, không có thế lực nào có thể dừng việc thống nhất hoàn toàn của Trung Quốc.

Nếu dựa theo phát biểu này, rõ ràng Nguỵ Phượng Hoà muốn đưa ra một lời cảnh cáo nghiêm khắc hướng về Đài Loan mà Trung Quốc lúc nào cũng coi là phần lãnh thổ “máu thịt” của mình. Từ đó người ta cũng dễ dàng nhìn thấy Trung Quốc muốn cảnh cáo luôn Hoa Kỳ và những thế lực đang dựa vào Hoa Kỳ.

Nói cách khác, họ Nguỵ muốn ám chỉ CSVN trong thời gian gần đây, đang tìm cách tiếp cận Hoa Kỳ bằng cách khai thác cuộc thương chiến Mỹ-Trung để nhích dần về phía Mỹ. Chính vì thế ngày 21 tháng Mười, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 khoá 14, Quốc Hội Việt Nam lần đầu tiên trong nhiều năm đã đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trình và tuyên bố tàu Trung Quốc đã vi phạm “nghiêm trọng” vùng biển chủ quyền Việt Nam ở Bãi Tư Chính… rồi thôi. Còn ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định trước đồng đảng tại quốc hội rằng “không bao giờ nhân nhượng”, nhưng ông Phúc giống như Phạm Bình Minh là không nói ra là “không nhân nhượng ai?”

Diễn Đàn Hương Sơn năm nay là dịp để thế giới nhất là các quốc gia vùng Châu Á-Thái Bình Dương tìm hiểu thêm sách lược của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, nơi mà những tranh chấp lãnh thổ có thể khai mào cho một cuộc chiến tranh cục bộ trên biển. Về vấn đề này, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nguỵ Phương Hoà đã phát biểu như sau: “Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (vùng biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ là một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi.”

Thật đáng ngạc nhiên và buồn cười trước lời phát biểu của Bộ Trưởng Nguỵ Phương Hoà. Vì thử hỏi tổ tiên nào đã để lại Biển Đông cho Trung Quốc hay chỉ là những ngoa ngôn vô căn cứ để biện minh cho chủ quyền nguỵ xưng của đường lưỡi bò?

Người ta còn nhớ ngày 2 tháng Sáu, 2018 tại đối thoại thường niên Shangri-La ở Singapore về các vấn đề an ninh và quốc phòng, cũng chính họ Nguỵ đã từng hùng hổ khẳng định tương tự rằng Bắc Kinh sẽ “không để mất một tấc đất lãnh thổ nào” “bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài chắc chắn sẽ thất bại.”

Tuyên bố cứng rắn của Nguỵ Phương Hoà một lần nữa cho người ta thấy lập trường nhất quán thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc thể hiện trong bản tuyên bố của họ ngày 4 tháng Chín, 1958 về lãnh hải 12 hải lý “bao gồm các đảo ngoài khơi… và các đảo phụ cận…” Dĩ nhiên thâm ý của Trung Quốc là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là lãnh thổ của họ.

Ngày nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc thứ hai đang thách thức vị trí của Mỹ, và luôn tự cho mình là một nước lớn như Bộ Trưởng Dương Khiết Trì từng tuyên bố khi bị đả kích “Trung Quốc là một nước lớn, và các nước khác là những nước nhỏ, đó là thực tế.” Tuy nhiên có một thực tế khác mà ông Dương Khiết Trì có thể đã giả vờ không biết. Đó là ngày nay, mọi người đã nhận ra sự phát triển “thần tốc” của Trung Quốc trong mọi lãnh vực là một mối đe doạ kinh khủng chẳng những cho các nước ở Châu Á mà cho cả thế giới.

Trong lúc đó cũng tại Diễn Đàn Hương Sơn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đọc như học thuộc lòng những điều mà người dân Việt Nam nghe đến quá nhàm tai: “Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an toàn hàng hải trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.” Và… “vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực.”

Đây không phải là lần đầu tiên mà lập trường của Việt Nam tỏ ra quá nhún nhường đến mức bị đánh giá là yếu hèn trước sự ngang ngược của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Sự nhún nhường liên tục này cho thấy đảng CSVN đã bị Trung Quốc xỏ mũi, đang đặt quyền lợi của đảng cầm quyền lên trên quyền lợi đất nước và sẵn sàng bán rẻ tổ quốc cho Bắc Kinh.

Nhìn ở một khía cạnh khác, một mặt Trung Quốc dùng Diễn Đàn Hương Sơn năm 2019 để tấn công sự đòi độc lập của đảo quốc Đài Loan và tái xác nhận chủ trương thống nhất Đài Loan, không loại trừ bằng vũ lực. Và qua đó Trung Quốc muốn dạy cho CSVN một bài học về lòng trung thành của một thuộc quốc. Nếu Việt Nam tìm cách đi gần với Mỹ để thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, thì sẽ nhận được những đòn kinh tế chỉ có từ chết tới bị thương. Ngay trong ngày khai mạc Diễn Đàn Hương Sơn 21 tháng Mười, Trung Quốc bất ngờ thay đổi cách kiểm soát hàng nông phẩm Việt Nam khiến hàng trăm xe chở nông sản qua cửa khẩu Lạng Sơn phải ùn tắc.

Trong khi đó Đại Tướng Ngô Xuân Lịch Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, đúng như lời tướng Lê Mã Lương cho biết chỉ là một loại tướng đi lên từ chính trị, chưa từng cầm quân tác chiến. Cho nên người ta không ngạc nhiên khi đứng trước diễn đàn, Tướng Lịch chỉ biết lập lại những điều chung chung mà không dám có nửa lời chỉ trích Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính hay Biển Đông.

Qua sự kiện này một lần nữa đã xác nhận thái độ ươn hèn của lãnh đạo CSVN từ Nguyễn Phú Trọng đến Ngô Xuân Lịch, phải ngậm miệng để được quan thày Trung Quốc cho phép duy trì quyền lực độc tôn. Nhân dân ta có còn chờ đợi thành phần lãnh đạo hiện nay sẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải hay là chính chúng ta, những công dân yêu nước phải làm cuộc thay đổi lớn trước khi mất nước, mất biển đảo thật sự.

Phạm Nhật Bình

*https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-defense-minister-says-china-has-sovereignty-over-scs-islands-10212019091434.html

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.