Sự im lặng long trời lở đất

Sau khi có kết quả cuộc bầu cử cấp quận ở Hong Kong hôm 24/11/ 2019 với chiến thắng to lớn của phe dân chủ giành được gần 400 trong tổng số 452 ghế, dân Hong Kong mừng thắng lợi... cho thế hệ tương lai. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự im lặng long trời lở đất

Các số liệu thì mọi người đã đọc hết rồi. Đọc CNN có một bài phân tích rất dài về chiều sâu của cuộc bầu cử hôm qua ở Hong Kong. Xin lược tóm…

… Đó là sự trừng trị cay nghiệt đối với chính quyền thành phố, thể hiện chiều sâu căm giận và sức mạnh thực sự của dân Hong Kong. Một ngày bình tĩnh nhất sau 5 tháng, người Hong Kong không muốn xuống đường, biểu tình. Họ tham gia, bảo vệ cuộc bầu cử.

Theo RTHK [Radio Television Hong Kong, BBT], đài truyền hình công cộng, các ứng cử viên phe đối lập đã chiếm gần 90% tổng số ghế dân cử. Mới hôm thứ bảy, tất cả 18 quận đều do các đảng thân Bắc Kinh kiểm soát. Sau ngày chủ nhật là đảo lộn hoàn toàn. Người Hong Kong cho thấy, họ là những công dân có kỷ luật nhất và ai vì họ mà đấu tranh đều được thưởng bằng lá phiếu tin nhiệm đanh thép.

Bầu cử cấp quận thôi nhưng là một cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế

…Trong nhiều tháng nay, chính phủ đã từ chối mọi cuộc dàn xếp chính trị nào, khăng khăng biểu tình là một vấn đề luật pháp và cần đưa lực lượng cảnh sát để kiểm soát trật tự. Chính phủ Hong Kong nói, đa số thầm lặng rất bất bình bọn biểu tình làm kinh tế suy sụp. Thì đây, hãy xem dịp may để họ bày tỏ bất bình bằng bầu cử.

Tuy nhiên, “đa số im lặng” của các cử tri chống biểu tình đã không xuất hiện vào Chủ nhật [24/11/2019] mà một sự thật “long trời lở đất” được họ bày tỏ.

Ứng cử viên Đảng Dân Chủ Andrew Chiu đi bầu, ông bị cắn đứt tai hôm biểu tình trước đó. Ảnh FB Vũ Kim Hạnh
Ứng cử viên Đảng Dân Chủ Andrew Chiu đi bầu, ông bị cắn đứt tai hôm biểu tình trước đó. Ảnh FB Vũ Kim Hạnh

Bây giờ, một số đại diện đắc cử đã nhắc lại năm yêu cầu. Đó là: Bỏ hẳn dự luật dẫn độ; Khởi động một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc sự tàn bạo của cảnh sát; Rút lại cáo buộc cuộc biểu tình vào ngày 12 tháng 6 là một “cuộc bạo loạn”; Trả tự do cho người biểu tình bị bắt; và Lập lại quyền bầu cử phổ quát cho người Hong Kong.

Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hong Kong, cho biết: “Phải có một quá trình hòa giải, một cuộc đối thoại với phong trào dân chủ, nếu không, những người biểu tình lại sẽ xuống đường và đụng độ với cảnh sát, v.v.”

Joshua Wong bị cấm ứng cử, xếp hàng đi bầu. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh
Joshua Wong bị cấm ứng cử, xếp hàng đi bầu. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Phong trào đòi quyền bầu cử phổ quát đã bị đình trệ kể từ năm 2014. Lời kêu gọi này ít được chú ý nhất trong 5 yêu cầu, nhưng đây cũng là yêu cầu duy nhất người Hong Kong tìm cách đạt được thay đổi cơ bản.

Bây giờ các cử tri đã chỉ ra không chỉ chiều sâu của sự bất mãn, mà cả sức mạnh của họ. Và yêu cầu thứ 5 về quyền bầu cử có thể là điều duy nhất chỉ được thỏa mãn khi đại tu toàn bộ hệ thống.

Câu chuyện về một người thất bại

Một trong những mất mát lớn nhất cho phe thân Bắc Kinh là sự thất bại của Junius Ho, ông bị đá văng khỏi cái ghế Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong, khiến ông phải thốt lên rằng “trời và đất đã bị đảo lộn”.

Người Hong Kong còn nhớ, năm 2017, Junius Ho kêu gọi hãy “giết hết bọn biểu tình, không thương xót”. Và trước tình hình biểu tình gần đây, nhiều lần ông lên tiếng ủng hộ đàn áp của cảnh sát. Vào tháng 7, ông được trông thấy bắt tay với một nhóm người mặc áo trắng, sau đó, chúng tấn công người biểu tình ở trạm tàu điện.

Nhiều báo đã đưa các hình ảnh người Hong Kong “tỏ thái độ” với kẻ bưng bô chiếu trên nhất [Bắc Kinh, BBT], rất lý thú, mời bạn xem ảnh.

Ứng cử viên phe thân Hoa lục Junius Ho còn đi vận động cử tri một ngày trước hôm bầu cử. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh
Ứng cử viên phe thân Hoa lục Junius Ho còn đi vận động cử tri một ngày trước hôm bầu cử. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh
Dân Hong Kong đem sâm banh nổ trước nhà ứng cử viên phe thân Bắc Kinh Junius Ho mừng ông thất cử. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh
Dân Hong Kong đem sâm banh nổ trước nhà ứng cử viên phe thân Bắc Kinh Junius Ho mừng ông thất cử. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh
Và lập luôn bàn thờ, đốt nhang tiễn ông ta (Junius Ho). Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh
Và lập luôn bàn thờ, đốt nhang tiễn ông ta (Junius Ho). Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Vũ Kim Hạnh

Nguồn: FB Vu Kim Hanh

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.