Sự kiện Hà Văn Nam và 30 tháng tù giam: Nền tư pháp thiếu tử tế?

Tài xế phản đối việc BOT đặt sai trạm và bị thu phí vô lý, trong đó có BOT Cai Lậy.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thực tế cho thấy, những người như Hà Văn Nam đối diện không chỉ với những kẻ sai trái trong xã hội một cách đơn lẻ, mà cả một bộ máy khổng lồ đang bào chữa và bảo vệ cho kẻ sai trái. Chính vì thế, không có một bản án hợp lý và hợp tình trong trường hợp phán quyết được đưa ra trong ngày 30 tháng Bảy, và người dân đã trở nên bất mãn với hệ công lý mà họ thẳng thừng gắn nhãn, “nền công lý của chế độ độc tài toàn trị”.

***

Ông Hà Văn Nam bị tuyên 30 tháng tù giam, và người nhận án cao nhất là Nguyễn Quỳnh Phong (sinh năm 1986), với 36 tháng tù.

Tất cả những người bị tuyên án bởi Tòa án nhân dân huyện Quế Võ (Bắc Ninh), trong ngày 30 tháng Bảy, đều gắn với tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ theo Điều 318, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Tại phiên tòa công khai, trước cổng tòa là dàn hàng ngang của lực lượng vũ trang, gồm công an, an ninh, cảnh sát cơ động, và dân quân tự vệ.

Hầu hết mọi người đều hiểu, sau chữ “công khai” là sự kiểm soát, sau phiên tòa Hà Văn Nam và những người cùng chí hướng với anh trong chống “BOT bẩn” là những án phạt mang tính răn đe nặng nề hơn là giáo dục. Nhưng hệ quả của bản án không dừng tại đấy, bởi nhiều người nhận định, với bản án này một phần gây tác động “bức xúc” trong một bộ phận không nhỏ, một phần sẽ góp sức duy trì “BOT bẩn” và làm chùn bước đấu tranh bất tuân dân sự đối với những sai phạm trong một dự án có yếu tố tham nhũng, lợi ích nhóm.

Nền tư pháp không tử tế?

Luật Sư Hà Huy Sơn, người tham gia bào chữa trong vụ án này đã lên tiếng trên Facebook cá nhân, ông nhấn mạnh: “Một nền tư pháp bất công và vô đạo lý”. Bởi, “nhiều người vì đấu tranh chống tham nhũng, chống bất công mà phải nhận là mình có tội. Một nền tư pháp không cho con người ta làm người tử tế. Một nền tư pháp không bảo vệ một xã hội tử tế.”

Sự tử tế trong một nền tư pháp không khuyến khích sự tử tế mà Luật Sư Sơn diễn ra trong bối cảnh, tại vùng đất Kiên Giang, theo phản ánh của báo điện tử Dân Trí, thủ quỹ Lê Thị Mỹ Chi tiếp tục gửi lá đơn kêu cứu đến Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Kiên Giang, Bí Thư tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, khi vì đấu tranh chống tiêu cực trong Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên tỉnh Kiên Giang đã khiến cô bị mất việc. Mặc dù với quyết tâm, “Gian khổ lắm nhưng không chùn bước chống tham nhũng”, nhưng cách mà cô đã trả giá vì chống tiêu cực, và hành trình 10 năm kêu oan vẫn chưa có lời giải đáp chính đáng đã khiến cho tình thần “tư pháp bảo vệ công lý” trở nên hời hợt hơn bao giờ hết.

Khi xã hội còn tồn tại những người đấu tranh chống tham nhũng, thì xã hội còn nhiều cơ hội trong mở cánh cửa tương lai và sự phát triển. Nhưng để đảm bảo sự tồn tại của những con người mà giá trị nhân phẩm, danh dự và sự ngay thẳng là điều cốt lõi trong cuộc sống của họ, thì nền tư pháp cần phải đảm bảo những giá trị pháp lý lẫn tinh thần nhân văn trong bảo vệ con người ngay thẳng đó.

Hà Văn Nam đã không được đối xử như vậy, cô thủ quỹ Lê Thị Mỹ Chi cũng cùng chung một số phận. Cả hai và nhiều những cá nhân khác đã và đang trở nên đơn côi trong cuộc chiến chống tham nhũng, trong không khí “chống giặc nội xâm” do ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phát động.

Facebooker Trần Thế Anh bày tỏ.

“Nhóm anh Hà Văn Nam nghe nói từ chối sự hỗ trợ của anh em bất đồng chính kiến. Họ đấu tranh hòa bình trên cơ sở pháp luật và tin tưởng vào nhà nước. Qua vụ anh Hà Văn Nam mới thấy trung thành cũng chết và bất đồng chính kiến cũng chết. Hà Văn Nam chết đứng như Từ Hải!”

Nền chính trị và quan điểm chống tham nhũng của ông tổng bí thư – chủ tịch nước sẽ không thể đứng vững chừng nào mà những người như Hà Văn Nam và Lê Thị Mỹ Chi còn bị đơn lẻ, khi tiếng nói gây dựng cái tốt trong xã hội còn bị lực lượng vũ trang “tấn công”, và hệ thống tòa án “cầm tù”.

Xã hội tử tế chưa bao giờ là như vậy

Hiep Quang Nguyen nhận định.

“BOT bẩn giống như bọn cướp! Nếu kêu lên thì bị quy vào tội “Gây rối, mất trật tự trị an phải xử tù”. Thì xã hội này đâu còn công bằng cơ chứ?”

Thiếu sự công bằng bằng bản án, và qua bản án làm giảm niềm tin cho chế độ đã và đang khiến cho chế độ ngày càng lâm nguy. Lâm nguy không chỉ bởi những yếu tố nguy hại mà ngoại bang gây cho chủ quyền quốc gia, mà nguy hại bởi chính vấn đề quốc nội không được ứng xử một cách hợp lý. Đó là lý do vì sao, người bất đồng chính kiến không những giảm đi bởi phương pháp “trấn áp và nhà tù”, mà ngày càng tăng lên, bởi gốc rễ của bảo vệ người yếu thế, người đứng thẳng chưa bao giờ được làm một cách tốt đẹp và có thiện chí tại Việt Nam.

“Nhưng có một việc chắc chắn chúng ta làm được, đó là không bỏ rơi Hà Văn Nam và sáu anh em tài xế cùng bị xét xử hôm nay, không để họ và gia đình có cảm giác bị lãng quên hay phải chịu thiệt thòi, tổn thất vì đã đấu tranh chống cái ác, cái xấu.”

Nhà kinh tế học Frédéric Bastiat đã có nhận định có phần xác hợp trong tác phẩm “Luật pháp”, với trường hợp Hà Văn Nam.

“Đôi khi luật pháp bảo vệ và tham gia cướp bóc. Đôi khi luật pháp đưa toàn bộ máy quan tòa, cảnh sát, nhà tù nhằm phục vụ bọn cướp bóc và coi nạn nhân – khi anh ta tự bảo vệ mình – là kẻ tội phạm.”

Thực tế cho thấy, những người như Hà Văn Nam đối diện không chỉ với những kẻ sai trái trong xã hội một cách đơn lẻ, mà cả một bộ máy khổng lồ đang bào chữa và bảo vệ cho kẻ sai trái. Chính vì thế, không có một bản án hợp lý và hợp tình trong trường hợp phán quyết được đưa ra trong ngày 30 tháng Bảy, và người dân đã trở nên bất mãn với hệ công lý mà họ thẳng thừng gắn nhãn, “nền công lý của chế độ độc tài toàn trị”.

Chúng ta không quên Hà Văn Nam

Phiên xét xử và bản án được đưa ra gây thất vọng với không ít người, một số đoán trước được bản án đó, và cách họ đối diện chính là đặt vấn đề, “đừng quên Hà Văn Nam”.

Blogger, nhà báo Phạm Đoan Trang, trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân đã cho rằng, “có một việc chắc chắn chúng ta làm được, đó là không bỏ rơi Hà Văn Nam và sáu anh em tài xế cùng bị xét xử hôm nay, không để họ và gia đình có cảm giác bị lãng quên hay phải chịu thiệt thòi, tổn thất vì đã đấu tranh chống cái ác, cái xấu.”

Quan điểm này là phù hợp trong không gian mà hệ thống pháp luật đã không đứng về phía cái tốt, và khi đó, tính thiện nhân, lương tri, và sự công bình trong mỗi người có thể thể hiện sự “bất đồng” ôn hòa bằng cách hỗ trợ cho những người mà vì đấu tranh cho điều tốt xã hội để rồi ngồi tù. Chỉ cần không quên Hà Văn Nam, không quên những người như Hà Văn Nam thì khi đó, xã hội Việt Nam còn có cơ hội quay lại sự tử tế.

Chúng ta, với vị trí là công dân nước CHXHCN Việt Nam, lấy lương tâm để bao bọc sự tử tế, khi giá trị pháp lý tìm cách xô ngã nó.

An Viên

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.