Sự phung phí không cần thiết

Tỉnh Hòa Bình xây khẩu hiệu 11 chữ tốn 11 tỷ đồng. Ảnh: Kiến Trúc
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tỉnh Hoà Bình là một tỉnh miền núi, đồng thời cũng là một tỉnh nghèo, hàng năm phải ngửa tay nhận tiền trợ giúp từ trung ương. Chẳng hạn, năm 2018, tỉnh này đã có văn bản xin trung ương hỗ trợ 192 tỷ đồng để trả nợ cho Tập đoàn Geleximco xây dựng dở dang dự án đường cao tốc.

Tuy nghèo nhưng không chịu kém các tỉnh nghèo khác, Hoà Bình vừa thi đua tiêu hoang bằng cách chi ra 11 tỷ đồng (hơn 400 ngàn đô-la) để xây dựng một câu khẩu hiệu 11 chữ trên đồi Ông Tượng tại trung tâm thị xã. Mười một chữ này là: “Đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại,” là một trong hàng ngàn khẩu hiệu tuyên truyền nhàm chán của đảng và hiện diện khắp hang cùng ngõ hẻm.

Khi dư luận bất bình và bị báo chí xoi mói, giám đốc Sở Thông Tin-Truyền Thông và Du Lịch của Hoà Bình là bà Bùi Thị Niềm đã lên tiếng biện hộ rằng việc xây dựng khẩu hiệu này là hợp lý và cần thiết. Bà Niềm chỉ nói thiếu ba chữ “đúng quy trình” nên trung ương sẽ phải vào cuộc điều tra.

Bà Niềm giải thích rằng: Đây là khu vực đang tập trung nhiều công trình quan trọng bậc nhất như tượng đài HCM, trụ sở tỉnh ủy, UBND và HĐND tỉnh, nên xây dựng câu khẩu hiệu nói trên cho thêm phần “hoành tráng.” Nhưng ngược lại, dư luận chung thì cho rằng những loại công trình như thế này chẳng có ích lợi cho người dân mà chỉ tạo thêm tốn kém.

Suy nghĩ của bà Niềm thật là một suy nghĩ không giống ai, cố ngụy biện rẻ tiền để cho qua mọi sự. Ai cũng biết để moi tiền công quỹ, các thợ vẽ của Sở Xây Dựng trong UBND đã ngồi phòng lạnh bày vẽ công trình này công trình nọ hầu rút ruột khi thực hiện. Câu hỏi đặt ra là có cần bỏ ra 11 tỷ để làm 11 chữ trong khi cả tỉnh còn nghèo, đặc biệt là điện nước, đường sá, trường học thì chưa thấy tỉnh đầu tư xây dựng để nâng cao đời sống người dân.

Qua sự suy nghĩ của một giám đốc sở trong hàng tham mưu chuyên viên của UBND, đã cho thấy một não trạng chung của giới quan chức cộng sản. Đó là khi có thẩm quyền trong tay, họ coi ngân sách quốc gia là tiền chùa tha hồ chi tiêu, dù có bị chửi là hoang phí thì vẫn cười trừ, bỏ qua sự hổ thẹn mà một công bộc cần có. Tình trạng ấy dẫn tới sự bất xứng của giới lãnh đạo cộng sản và những gì đang diễn ra đẩy giới lãnh đạo và người dân theo hai hướng khác nhau.

Có thể thấy gì qua sự kiện này?

Thứ nhất, sự đua đòi lẫn nhau giữa các cơ quan đảng và chính quyền để khoe thành tích tỉnh nhà, dẫn đến phải có tượng đài hoành tráng, có công viên vĩ đại, có cổng chào không thua kém hoàng thành vua chúa. Nhưng những kỳ tích xây dựng quê mùa dốt nát ấy không phục vụ cho bất cứ mục tiêu nào về y tế, giáo dục, giao thông công cộng và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Nó chỉ đem lại sự thoả mãn cho tính tự khoe, suy nghĩ tiểu nông của cán bộ ở mỗi nhiệm kỳ.

Chính vì thế mà hiện nay tỉnh Hoà Bình đã được phê duyệt một “khu du lịch sinh thái – tâm linh” mà tổng mức đầu tư lên đến trên 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra năm 2019, Hoà Bình cũng đề nghị lên trên xin tiền thực hiện dự án xây một khu “Trung tâm hành chánh tập trung” trị giá 750 tỷ đồng để không thua kém các tỉnh miền núi anh em.

Tư duy nhiệm kỳ lâu nay đã trở thành căn bệnh mãn tính trong giới cầm quyền!

Thứ hai, đối với các quan chức cộng sản đầy kinh nghiệm trong nghệ thuật trị nước và xà xẻo ngân sách, hễ có làm tất có ăn. Nhưng nếu đầu tư công vào điện, đường, trường, trạm thì còn lý do gì để khai báo là tỉnh còn nghèo, làm sao ngửa tay xin tiền trung ương hỗ trợ. Phải để cho dân nghèo, dân khổ thì cán bộ mới có thể vòi tiền chính phủ và dùng tiền đó xây dựng tượng đài, công viên khu du lịch sinh thái kết hợp kinh doanh tâm linh. Từ những dự án tiền tỷ ấy, cán bộ thoải mái cấu kết với nhà thầu, công khai rút ruột công trình mà không sợ bất cứ một thứ pháp luật nào.

Đó là lý do vì sao, những tỉnh càng nghèo lại càng vẽ vời nhiều dự án to lớn, xây dựng tượng đài, xây công viên tráng lệ như các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh trong đó Sơn La nổi lên là một tỉnh danh tiếng như cồn cách đây nhiều năm với dự án “quần thể tượng đài bác Hồ” 1.400 tỷ.

Hầu hết ở những địa phương này, các học sinh mẫu giáo, tiểu học phải học trong những cái chòi lá thiếu thốn mọi phương tiện; mùa bão lũ vừa chấm dứt phải liều mình đu dây qua sông suối để đến trường, người lớn thì lội bùn quanh năm.

Thứ ba, còn trung ương thì sao? Lãnh đạo trung ương cũng mặc nhiên đồng tình cho các địa phương xây dựng với lý do …mang lại lợi ích tinh thần cho người dân. Tinh thần là một điều gì đó khó kiểm, hơn nữa đó cũng là nhu cầu của đảng để chứng tỏ sức mạnh và quyền lực của mình ở địa phương qua hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh, kỳ đài, cổng chào và các công trình tuyên dương sự toàn trị của đảng.

Tóm lại, tất cả đều nhằm mục đích trước hết để tuyên truyền lừa bịp, sau nữa để buộc người dân phải khuất phục quyền lực của đảng hiện diện khắp mọi nơi.

Đây là sự phung phí tài sản quốc gia một cách có chủ đích.

Phạm Nhật Bình

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…