Ta còn nợ nhau!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Anh còn nợ em
Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm…

Khúc tình ca mà mỗi dịp xướng lên làm cho bao người hoài niệm lại những kỷ niệm yêu đương mơ mộng. Nhưng tôi không cố ý khơi gợi lại trong trí nhớ ai đó một mối tình trai gái dang dở nào cả. Tôi chỉ muốn mượn hình ảnh đó để nhắc mình một món nợ với một thằng em mà tôi quý mến. Tôi nợ em và em cũng nợ tôi một lời hứa chưa thực hiện. Một cuộc hẹn gặp với em Trần Hoàng Phúc bị ngăn cản bởi lao tù.

Hôm nay, 3/12/2018, tròn 17 tháng Trần Hoàng Phúc phải xa rời môi trường xã hội. Những “công viên ghế đá, lá đổ chiều êm…” của tuổi thanh xuân với em chỉ còn trong trí tưởng tượng. Còn tôi thì không muốn đất nước này quên những người như em.

Tôi không thể quên ngày 14/2/2017, Lễ Tình Nhân Valentines, ngày hàng trăm ngư dân và người dân giáo xứ Song Ngọc, thuộc giáo phận Vinh đi nạp đơn kiện Formosa bị nhà cầm quyền Nghệ An đàn áp đổ máu vì trong đó có bao nhiêu những người anh em của tôi. Nhưng tôi cũng không quên ngày đó vì tôi không thể dành thời gian cho người tôi yêu nhiều hơn. Ngược lại, phải liên tục gọi và nhận những cuộc điện thoại và tin nhắn về cuộc tấn công nhắm vào các nạn nhân Formosa tại xứ Nghệ, trong đó có cuộc gọi từ Phúc.

Khi người dân bị hàng trăm cảnh sát cơ động bất ngờ hành hung bằng dùi cui và súng đạn, những người không tấc sắt hiền lành đã buộc phải chạy đến giáo xứ Đông Tháp gần đó để bảo toàn mạng sống. Một tình huống éo le và đầy thử thách cho những người liên quan sự việc vì chưa biết điều gì sẽ xảy ra.

Vì cũng có những mối quan hệ nhất định với người dân địa phương và đã từng phải đối diện với khó khăn tương tự trong cuộc đi kiện Formosa của giáo xứ Phú Yên, chúng tôi thấy có bao nhiêu vấn đề cần phải giải quyết ngay nhất là chuyện hậu cần cho cả ngàn người không phải là chuyện dễ.

Trong hàng chục cuộc trao đổi với những người liên quan, tôi cũng có nhận được cuộc gọi từ Trần Hoàng Phúc về việc tiếp tế lương thực cho người dân nơi đây. Tôi vẫn còn nhớ lúc đó Phúc đang ở Hà Nội và dĩ nhiên cũng như nhiều người khác đang trực để theo dõi từng sự kiện tại điểm nóng Nghệ An. Kết thúc cuộc gọi em có nói với tôi “nếu mọi sự thuận lợi có gì em ghé gặp anh”.

Thực chất, tôi nhớ cuộc gọi không phải vì câu hẹn này, mà là vì ý định gửi cả xe hàng cứu trợ cho người dân Miền Trung mà Phúc và các anh em tính toán. Chúng tôi bàn cãi, thảo luận về tính khả thi khi thực hiện phương án đó. Và cuối cùng thì điều tính toán của chúng tôi cũng không thành sự vì hành trình đi kiện chấm dứt tại đó.

Cuộc đấu tranh công lý cho ngư dân là điều tôi trăn trở nhất, và giả sử đoàn người khiếu kiện Formosa vẫn tiếp tục đi thì sẽ còn nhiều điều để bàn. Và qua đó những nhà hoạt động như chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, không phải chỉ lần đó mà còn lâu hơn nữa vì bản án tù dành cho em Phúc làm chúng tôi lỡ hẹn với nhau.

Quen biết nhau từ khóa học trên internet về Triết Lý Chính Trị của HavardX, tính gặp nhau mấy lần đều bị cản trở. Cứ đinh ninh rồi cũng sẽ gặp nhau, chúng tôi sẽ thảo luận về những nguyên lý của một nền chính trị mở – một điều mà tôi nghĩ chúng tôi có nhiều điểm để bổ sung cho nhau.

Tôi quý Phúc vì có nhiều mối quan tâm chung và có nhiều điểm tương đồng nữa. Chúng tôi đều là những người trẻ, tìm kiếm và nỗ lực cho một nền dân chủ đa nguyên và đều bị kết án tù. Tám năm trước tôi bị bắt thì cũng tương tự như Phúc – một sinh viên vừa thi mãn khóa. Tôi nghĩ những khát vọng hoài bão của em, những ước mơ dang dở, những hi vọng và kỳ vọng của bản thân – của gia đình, những nỗi nhớ nhung rất con người và cả những đau khổ dằn vặt trong chốn lao tù thì cũng chẳng khác là bao.

Ở cái tuổi nhiệt huyết nhất – nhiều mong ước và kỳ vọng nhất thì trại giam đã khóa chân em và bao người tù nhân lương tâm khác lại. Nhưng cánh cửa tù không thể trói buộc ý chí và ước mơ của chúng ta. Em còn chưa trả bao người những món nợ. Em còn nợ cha mẹ, nợ người con gái em thương, nợ tôi và nợ tổ quốc này một trái tim.

Tôi cũng sẽ không quên món nợ với anh em đồng loại và cũng không quên – em còn nợ tôi một lời hẹn gặp. Nhớ nhé, đừng buồn chúng ta sẽ gặp nhau khi nước nhà không còn nhà tù khổng lồ của chế độ độc tài nữa.

Chúng ta còn phải chiến đấu cho một nền tự do đích thực và tuyệt vời nhất là sự tự do nội tâm. Chúng ta còn nợ đất nước hình chữ S này một lời hứa hẹn!

Trần Minh Nhật

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.