báo chí nhà nước

Công ty vận chuyển hành khách Thành Bưởi. Ảnh: FB Khanh Nguyen

Tiếng bấc tiếng chì

Câu chuyện hãng xe vận tải Thành Bưởi từ lúc có những tin tức “tố cáo” của báo chí cho đến lúc phải ngừng hoạt động, phải nói là như một vụ đánh thần tốc. Mọi diễn biến tựa như được tính toán để “chung sức” cùng đưa lên trên mặt trận truyền thông, khiến bộ mặt của một hãng xe trở nên đen đúa dần, tệ hại dần, và cuối cùng bị gọi tên như tội phạm, cùng tiếng bấc tiếng chì, dù chưa có phiên toà nào kết luận.

Các quan chức cao cấp CSVN trong buổi lễ phát động “phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí .” Ảnh chụp báo mạng Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ

Vì sao CSVN phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong báo chí?

Không lý ông Trưởng Ban Tuyên Giáo Nguyễn Trọng Nghĩa, một người xuất thân từ ngành công an, nghĩ rằng báo chí cách mạng của đảng dầy công xây đắp lâu nay lại đang thiếu văn hóa trầm trọng? Đến nỗi ông phải phát động một phong trào thi đua xây dựng chuẩn mực văn hóa, đạo đức  cho người làm báo. Đây thật là một việc làm ỡm ờ theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó.

Một sạp báo ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Hiểu sao cho đúng bốn yêu cầu mới cho báo chí của bí thư TP.HCM?

‘Báo chí phải có tính độc lập, nghĩa là đối kháng với  bốn đặc điểm: Bầy đàn, khuôn mẫu, ỷ lại, đổ lỗi,’ là tuyên bố của Ủy Viên Bộ Chính Trị kiêm Bí Thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, trong bài nói chuyện trước báo chí nhân dịp họp mặt mừng xuân sáng ngày 19/1/2022 vừa qua.

Đây có phải là cơ may để truyền thông nhà nước Việt Nam được thể hiện sự độc lập, thoát vòng ràng buộc cố hữu của một nền báo chí vốn bị kiểm duyệt gắt gao, là câu hỏi mà nhiều người hướng tới.

Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng CSVN.

Đảng chỉ đạo báo chí đến bao lâu nữa…

Bên cạnh vai trò đã đánh giá là “làm tốt “của báo chí, trưởng ban tuyên giáo cũng gián tiếp thừa nhận sự thất bại của mình khi cho rằng “báo chí chưa nhạy bén chính trị, chưa quan tâm việc đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, chống phá đảng và nhà nước”, cũng như khuynh hướng “thương mại hoá báo chí”. Phải chăng đây cũng là hiện tượng chuyển hoá trong báo chí nhà nước mà ông Thưởng né tránh không dám nói ra.