bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Hải quân Mỹ và Nhật Bản tổ chức một cuộc tập trận với nhiều tàu sân bay lớn nhằm phô trương sức mạnh trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hình chụp ngày 31/1/2024. Ảnh: Hải quân Mỹ

Mỹ và các đồng minh sẽ tiến hành tuần tra chung chống lại Trung Quốc

Mỹ, Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung trên Biển Đông – một động thái nhằm đối phó với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Các cuộc tuần tra ba bên này là một phần trong “gói sáng kiến” mà các nhà lãnh đạo cao nhất của ba nước sẽ công bố trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của họ sẽ diễn ra vào ngày 11/4 tới – mạng báo Politico của Mỹ – cơ quan báo chí đầu tiên đưa tin về kế hoạch này.

Đường đi của tàu hải cảnh 5204 của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính hôm 2/10/2023. Ảnh minh họa: RFA

Tàu hải cảnh Trung Quốc lại quần thảo vùng biển Bãi Tư Chính

Tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc với ký hiệu CCG 5901 đã ba lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ trong vòng một tháng. 

Động thái này diễn ra trong bối cảnh hai quốc gia Cộng sản vừa mới tăng cường mối quan hệ ngoại giao theo sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tới Hà Nội hồi đầu tháng 12 năm 2023.

Biểu tình ở Hà Nội, Việt Nam, chống đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc năm 2014. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images

Bản đồ mới của Trung Quốc – lợi bất cập hại!

Trung Quốc vừa công bố một bản đồ mới mà Bắc Kinh gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” trùm lên lãnh thổ của một số quốc gia láng giềng, gây ra một sự phản đối mạnh mẽ. Ý đồ của Trung Quốc mở rộng chủ quyền qua tấm bản đồ mới này xem chừng lợi bất cập hại.

Đảng Việt Tân phản đối Trung Quốc công bố bản đồ mới với đường 10 đoạn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

Việt Tân phản đối Trung Quốc phát hành bản đồ mới xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Biển Đông

Ngày 28 tháng Tám, 2023, Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn” mới với đường 10 đoạn, đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đảng Việt Tân tuyên bố phản đối bản đồ này vì tính phi lý và bất chấp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.

Toàn cảnh đảo Tri Tôn, hòn đảo gần đất liền Việt Nam nhất của quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp vệ tinh ngày hôm nay, 17/8/2023. Ảnh: Planet/ RFA

Chuyên gia: “Đường băng mới của Trung Quốc trên đảo Tri Tôn sẽ có sức tác động đáng kể với Việt Nam”

Đảo Tri Tôn là đảo cực tây của quần đảo Hoàng Sa, là hòn đảo thuộc Hoàng Sa gần Việt Nam nhất. Nhiều giả thuyết được đặt ra rằng nếu Trung Quốc xây dựng những cơ sở hạ tầng mới (có thể là đường băng) trên đảo này, khả năng ảnh hưởng của nó đối với an ninh của Việt Nam, Philippines cũng như khu vực biển Đông sẽ ra sao? Trong khi đó, một cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã được Trung Quốc trang bị đầy đủ, vậy vì sao nước này cần thêm một đường băng ngắn nữa ở Tri Tôn?

Khu trục hạm tàng hình lớp Mogami của Nhật Bản đang chuyển giao cho Indonesia với hình thức "hợp tác công nghệ." Ảnh: Reuters

Hợp tác quân sự Nhật Bản-Đông Nam Á: Vì sao Việt Nam tụt lại phía sau?

Gần đây, các hợp tác quân sự của Nhật Bản với Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Philippines và Malayisa diễn ra với nhiều kết quả vụ thể. Bất kể Nhật Bản có vấn đề với Hiến pháp chế tài việc xuất khẩu vũ khí, bằng nhiều cách khác nhau, Indonesia có thể mua khu trục hạm tiên tiến của Nhật, Philippines có thể mua máy bay chống tàu ngầm. Trong khi đó, hợp tác quân sự giữa Nhật và Việt Nam diễn ra chậm chạp và như “bị bỏ lại phía sau,”… (Giáo sư Sato Yoichiro ở Đại học Ritsumeikan Asia Pacific)

Tàu Xiang Yang Hong 10 (Hướng Dương Hồng 10) của Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam hôm 5/6/2023. Ảnh: Twitter/RayPowell

Việt Nam nên cứu xét đứng đơn kiện đơn lẻ, bên cạnh kiện tập thể Trung Quốc về xâm phạm chủ quyền ra Tòa án quốc tế

Trước các sự kiện mà Trung Quốc bị cho liên tục có các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam một cách có hệ thống, mà gần đây là đưa tàu nghiên cứu, được tháp tùng bằng nhiều tàu bè và lực lượng khác, vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền, quyền tài phán và thuộc vùng đặc quyền kinh tế, từ Sài Gòn, Luật gia Hoàng Việt, nhà quan sát an ninh Biển Đông và khu vực, nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do về biện pháp mà ông cho là khả thi và căn cơ để Việt Nam nay có thể cân nhắc đối phó.