bẫy nợ Trung Quốc

Tham vọng "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg

Việt Nam và Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Qua 10 năm thực hiện, nhìn chung BRI không đạt mục tiêu như Trung Quốc mong muốn. Những nước tham gia BRI tích cực thì mắc vào bẫy nợ như Sri Lanka và Lào, hoặc có nguy cơ phụ thuộc sâu vào Trung Quốc như Cambodia.

Cảng biển Shihanoukville của Cambodia được xem như là mô hình của việc tham gia BRI. Vốn đầu tư do Trung Quốc cung cấp, và kết quả là tư bản Trung Quốc chiếm tới 95% khách sạn, nhà hàng ở đây và thành phố biển nầy tràn ngập trung tâm du lịch (resorts) và sòng bạc (casino) với các bảng hiệu bằng tiếng Trung Quốc.

Vay tiền Trung Quốc nhưng không trả được nợ đúng hạn, Lào đã phải nhượng cho Trung Quốc quyền điều hành mạng lưới điện quốc gia. Trong hình, một phần tuyến đường sắt nối Trung Quốc với Lào, trong dự án “Vành Đai và Con Đường” của Bắc Kinh xuyên sông Mekong, ở Luang Prabang. Ảnh: Aidan Jones/ AFP via Getty Images

BRI và con đường hủy diệt

Ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước Việt Nam, đã lên đường sang Bắc Kinh dự diễn đàn quốc tế về “Vành Đai và Con Đường” từ hôm 17 Tháng Mười. Nhân dịp này, truyền thông do đảng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam liên tục đăng nhiều bài viết ca ngợi chuyến đi của ông Thưởng, tán dương đại dự án BRI của ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, và vai trò của Việt Nam trong đại dự án đó.

Có thật BRI là “chất xúc tác cho hợp tác và phát triển khu vực” Đông Nam Á và “Việt Nam là ‘cầu nối’ Trung Quốc với Đông Nam Á trong sáng kiến Vành Đai và Con Đường” như báo chí trong nước hô hào hay không?

Một dự án kết nối đường sắt Vành đai và Con đường tại cảng Tanjung Priok ở thủ đô Jakarta, Indonesia., tháng 9/2022. Ảnh: Ajeng Dinar Ulfiana/ Reuters

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược Vành đai và Con đường như thế nào?

Bắc Kinh chắc chắn sẽ không từ bỏ Vành đai và Con đường. Nhưng ngày nay, BRI trong trí tưởng tượng của mọi người – một dự án cho vay cơ sở hạ tầng chi phối toàn cầu, nhằm củng cố quyền lực của Trung Quốc – thực sự đã chết. Thay vào đó là một mô hình can dự ít hào nhoáng hơn, ít tốn kém hơn, dựa trên việc vun đắp quan hệ một cách tự nhiên trong các lĩnh vực như thương mại, viễn thông, năng lượng xanh, và học thuật.

Hình chụp từ màn hình TV nhà nước Lào cho thấy Chủ Tịch Thongloun Sisoulith (trái, trên) của Lào và Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc vẫy tay chào nhau nhân dịp khai trường tuyến đường xe lửa nối thủ đô Vientiane và tỉnh Vân Nam ngày 3/12/2021. Ảnh: STR/AFPTV/AFP via Getty Images

Lào – mối nguy hiểm nhãn tiền của nước Việt

Với tình trạng nợ nần thê thảm của Lào hiện nay, chẳng bao lâu nữa đất nước Triệu Voi này sẽ là một chư hầu mới của Bắc Kinh, sẽ có nhiều vùng đất và cơ sở hạ tầng thiết yếu của Lào được giao cho Trung Quốc kiểm soát. Và Việt Nam sẽ bị Trung Quốc bao vây từ ba phía: Biển Đông, với các căn cứ quân sự án ngữ Hoàng Sa và Trường Sa, biên giới Trung-Việt ở phía Bắc và biên giới Việt-Lào ở phía Tây.

Ở vùng Quảng Bình, biên giới Việt-Lào chỉ cách biển 40 cây số nên khi xảy ra xung đột quân sự, một mũi tấn công của Trung Quốc từ Lào có thể cắt đôi nước Việt Nam trong chớp mắt.

Các dự án thủy điện của Lào do Trung Quốc xây dựng có thể rơi vào bẫy nợ của “gã hàng xóm khổng lồ.” Ảnh: Nikkei

Nguy cơ Lào vỡ nợ, Việt Nam lo

Lào đang đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất từ nhiều năm qua: Lạm phát tăng 23,6% trong tháng Sáu, mức tăng cao nhất từ 22 năm qua; các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, khí đốt đều tăng thêm ít nhất gần 70%. Trung Quốc là chủ nợ chính của Lào, chiếm gần một nửa khối nợ nước ngoài 14,5 tỉ đô la (chiếm 66% GDP), theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới vào tháng Tư, 2022.

Ảnh: Youtube Việt Tân

Bản chất lật lọng của Bắc Kinh đối với gia đình Rajapaksa: Bài học cho các nhà lãnh đạo thân TQ

Việc Trung Quốc bỏ rơi Tổng Thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa được xem là bài học cho các nhà lãnh đạo thân Trung Quốc trên thế giới.

Trung Quốc chỉ đưa ra những nhận xét chung chung về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang diễn ra ở Sri Lanka và đặc biệt là không hề có dấu hiệu ủng hộ ông Rajapaksa, người mà Bắc Kinh từng gọi là “người bạn thân” của Trung Quốc tại Sri Lanka.

Trụ sở Quốc Hội Sri Lanka tại thủ đô Colombo, ngày 16/07/2022. Ảnh: AP - Rafiq Maqbool

Bầu tổng thống Sri Lanka: Lãnh đạo đối lập rút, để dồn phiếu cho đồng minh

Sri Lanka trước cơ hội thay đổi. Ngày mai, 20/07/2022, Quốc Hội nước này sẽ bầu tổng thống mới, thay thế cho cựu tổng thống vừa trốn khỏi Sri Lanka, để lại một đất nước chìm trong khủng hoảng. Hôm nay, 19/07, lãnh đạo đối lập chủ chốt Sajith Premadasa quyết định không ra tranh cử, để gia tăng cơ hội thắng cử cho một đồng minh, người duy nhất có hy vọng đánh bại tổng thống tạm quyền cùng phe với cựu Tổng Thống Gotabaya Rajapaksa. 

Người biểu tình vui mừng khi nghe tin Tổng Thống Gotabaya Rajapaksa chạy ra nước ngoài, Colombia, Sri Lanka, ngày 13/07/2022. Ảnh: AP - Eranga Jayawardena

Tổng Thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa chạy trốn sang Maldives

Tổng Thống Gotabaya Rajapaksa đã rời Sri Lanka vào sáng nay 13/07/2022 trên một chiếc máy bay quân sự để đến Maldives.

Đối với một số người, điều này không thực sự bất ngờ bởi tổng thống đã tìm cách bỏ trốn vào hôm qua 12/07. Có người cho đây là một tin vui vì ông ta sẽ thực sự từ chức. Nhưng cũng có người bất bình và cho rằng Gotabaya và gia đình ông ta phải bị xét xử về tội tham nhũng.

Ảnh: Youtube Việt Tân

Tại sao nền kinh tế Sri Lanka sụp đổ và những gì sẽ xảy ra tiếp theo

Các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng đã bùng nổ mạnh mẽ vào ngày 9 tháng Bảy, khi cảnh sát đã không thể ngăn chặn đám đông người biểu tình xông vào và chiếm giữ các dinh thự chính thức của Tổng Thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ Tướng Ranil Wickreme-singhe. Những người biểu tình cũng đã đốt nhà riêng của Thủ Tướng Wickreme-singhe. Cả hai lãnh đạo này cho biết họ sẽ từ chức, nhường chỗ cho một chính phủ liên minh các đảng…

Hàng chục ngàn người dân Sri Lanka tràn vào Dinh Tổng Thống ở thủ đô Colombo. Ảnh: AFP via Getty Images

Từ Sri Lanka nghĩ tới Việt Nam

Những biến động dồn dập trên thế giới trong tuần qua che mờ một sự kiện lớn xảy ra ở một nước nhỏ nhưng có ảnh hưởng toàn cầu: Người dân Sri Lanka biểu tình buộc tổng thống và thủ tướng nước này phải chạy trốn. Từ hoàn cảnh chính trị kinh tế của đất nước Nam Á này không thể không nghĩ tới Việt Nam vì giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng.

Người biểu tình tiến vào bên trong dinh tổng thống Sri Lanka, 09/07/2022. Ảnh: Reuters - Dinuka Liyanawatte

Sri Lanka: Người biểu tình chiếm giữ dinh tổng thống cho đến khi ông Rajapaksa từ chức

Hàng trăm ngàn người dân đã xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ về khủng hoảng kinh tế ở Sri Lanka mà họ cho một phần là do Tổng Thống Rajapaksa gây ra. Theo hãng tin AFP, tuyên bố hôm qua với báo chí, Lahiru Weerasekara, một trong những sinh viên đứng đầu phong trào biểu tình, cho biết họ sẽ chiếm giữ dinh tổng thống cho đến khi nào ông Rajapaksa thật sự rời bỏ chính quyền.