biến đổi khí hậu

Dư luận quốc tế lên án vụ đàn áp, bỏ tù nhóm Báo Sạch. Ảnh: Youtube Việt Tân

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng: Vì sao nhóm Báo Sạch bị án tù nặng như vậy

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận định về: bản án dành cho nhóm Báo Sạch; Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện của LHQ lên tiếng bác bỏ chứng cứ mà chính quyền Việt Nam dùng để buộc tội nhà báo Phạm Đoan Trang; tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Minh Chính tại Anh Quốc trước khi tham dự Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu; và nguy cơ tác động biến đổi khí hậu mà Việt Nam đối mặt.

Nhà máy Nhiệt điện than Thái Bình 2 ở Việt Nam. Ảnh: Thanh Niên

Từ hội nghị COP26 đến nhiệt điện than của Việt Nam

Bản quy hoạch điện quốc gia không chỉ là chuyện của ngành điện mà có tác động đến mọi mặt đời sống của người Việt trong nhiều thập niên sắp tới. VN là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm các vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các tỉnh ven biển. Giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu không chỉ là yêu cầu về kinh tế mà còn liên quan mật thiết tới sự sinh tồn. Lẽ ra nhà cầm quyền VN nên lợi dụng xu thế chống biến đổi khí hậu đang sôi nổi khắp thế giới để vận động sự ủng hộ, tài trợ của quốc tế cho cuộc chuyển dịch sang năng lượng sạch thì Hà Nội lại tự nguyện biến đất nước thành đống rác thải của TQ mà các thế hệ sau khó mà thoát ra được.

Chuyên gia môi trường: Để chống tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần chú trọng trồng rừng

Việt Nam đưa ra mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh trên toàn quốc từ nay đến năm 2025, nhưng lại quyết định trồng phần lớn số lượng này ở các khu vực đô thị, khiến các chuyên gia môi trường cảm thấy khó hiểu.

Tuy cây xanh có thể làm giảm ô nhiễm nơi đô thị, nhưng các chuyên gia cho biết nếu mục đích là giảm thiểu tác động của lũ lụt và sạt lở đất do các cơn bão nhiệt đới gây ra thì nên trồng cây trong rừng.

Cần Giờ đã và đang trở thành lá phổi của Sàigòn. Ảnh: Trung Dũng

Xây resort, khu dân cư… ở Cần Giờ phải được thẩm định thận trọng

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác tập họp một quần thể động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, thuộc châu thổ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. UNESCO công nhận nơi đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000. Gần đây, Việt Nam xem nơi đây là khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Như vậy, Cần Giờ có phải là một xung đột giữa bảo tồn và phát triển, với đa dạng sinh học điển hình của vùng ngập mặn trước thách thức mới?

Virus corona gây ra đại dịch toàn cầu COVID-19. Ảnh: nbc11news.com

COVID-19 có phải do con người tạo ra?

Bệnh dịch COVID-19 không chỉ đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng con người mà còn làm cho mọi sinh hoạt của xã hội bị khựng lại từ thể thao, di chuyển, ăn uống, giải trí, giáo dục, cho đến làm việc, họp hành, tham dự thánh lễ… Nói cách khác, bệnh dịch COVID-19 đang phá vỡ tất cả những quy ước trong đời sống bình thường của con người và kẹt nhất là không biết đến bao giờ mới chấm dứt để thế giới có thể trở lại những sinh hoạt như cũ.

Dự báo cũ (trái) và mới (phải) tới năm 2050 nước biển dâng cao ảnh hưởng đối với vùng đất miền Nam, trong đó có vùng ĐBSCL. Ghi chú của ảnh: Màu xậm là vùng đất chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên (nước lớn), màu xám là vùng dân cư. Ảnh: New York Times 29/10/2019

Năm 2050 đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất

Theo tổ chức Climate Central do hậu quả của biến đổi khí hậu, phần lớn Miền Nam Việt Nam sẽ chìm trong biển nước vào giữa thế kỷ này. Tức là khoảng trên 20 triệu dân miền đồng bằng sông Cửu Long không còn đất sống vì hầu hết diện tích nông nghiệp không còn. Thử hỏi, vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long vốn là nơi nuôi sống cả nước mà nay chìm trong biển nước thì Việt Nam sẽ đi về đâu?

Người dân đeo khẩu trang khi đi trên đường phố Hà Nội hôm 21/5/2018. Ảnh: Kham/Reuters

Hình ảnh đại diện của Việt Nam: Biển người bịt khẩu trang chôn chân trong kẹt xe, ngập nước

Tại sao chúng tôi phải gánh thêm tiền điện tăng vọt, tiền mua máy lọc không khí, tiền mua khẩu trang, tiền chữa bệnh…? Tại sao người dân Việt Nam đã không may sinh ra ở cái nước nghèo nhưng giá cả các mặt hàng thiết yếu đều cao hơn các nước giàu có, giờ lại thêm khốn cùng tới nỗi thở cũng mất tiền? Rồi chúng tôi sẽ phải mang khẩu trang cho đến suốt đời hay sao? Khái niệm ra công viên hóng gió, dạo bộ hít thở không khí trong lành giờ sẽ chỉ xuất hiện trong văn thơ tiểu thuyết hay sao?

"Tuần hành" khí hậu tại Nhà Thờ Lớn, Hà Nội ngày 27 tháng Chín, 2019. Ảnh: Fanpage Climate Strike HCM

Tuần hành khí hậu tại Việt Nam: Bị ngăn cản nhưng sẽ vẫn tiếp diễn?

Rõ ràng, sự tham gia của người dân, dù là trong vấn đề tưởng chừng ít tính chính trị như biến đổi khí hậu, vẫn là điều mà chính quyền không muốn, vì điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền phải chia sẻ quyền lực nhiều hơn với dân chúng, và từ đây các yếu tố cho một xã hội dân chủ sẽ đơm hoa. Tuy nhiên, mặc cho chính quyền ngăn cản, khủng hoảng khí hậu là một khủng hoảng mà chính quyền không thể giải quyết nếu thiếu sự tham gia của người dân.

Nhóm chống biến đổi khí hậu Việt Nam bị ngăn cản tổ chức tuần hành

Học sinh, sinh viên các nước đã đồng loạt bãi khóa, tuần hành trên khắp thế giới kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc gia phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa để đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu. Thế nhưng, giới trẻ tại Việt Nam không thể hòa cùng phong trào xuống đường của các thanh thiếu niên toàn cầu dù Việt Nam là một trong những quốc gia được xem là bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Giới trẻ Việt Nam đâu phải là không quan tâm đến các vấn đề xã hội, đất nước, không ý thức được nguy cơ biến đổi khí hậu, mà là vì họ đang sống dưới một thể chế chính trị không cho phép họ quan tâm.

Tuần hành khí hậu vào 22 tháng Chín, 2019 tại Sài Gòn. Ảnh: FB Hong Hoang

Người Việt trẻ và phong trào tuần hành khí hậu

Tuần hành khí hậu tại Sài Gòn là chỉ dấu cho thấy chúng ta có thể hi vọng vào các bạn trẻ Việt Nam ngày nay. Dù họ thừa hưởng một di sản thiếu thốn từ thế hệ trước, từ suy nghĩ cho đến hành động, vì thế hệ trước đã không nghĩ đủ và làm đủ trách nhiệm với chính thế hệ mình lẫn thế hệ sau, thì bằng cách nào đó, các bạn trẻ vẫn tìm ra con đường sáng để đi và rồi thắp lên cho chúng ta hi vọng.

Cô bé 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg bắt tay Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guteres. Ảnh: fr.news.yahoo.com

Cô bé Greta: Gáo nước lạnh tạt vào mặt các lãnh đạo thế giới

Ai là người không khỏi bàng hoàng và xúc động khi nghe những lời tâm huyết thoát ra từ miệng cô bé Greta Thunberg trước một cử tọa hơn 60 vị lãnh đạo tối cao các quốc gia trên thế giới tại Buổi Họp Thượng Đỉnh “Hành Động Vì Khí Hậu Năm 2019” của Liên Hiệp Quốc tại New York.

Hạn hán. Ảnh: AP

Làm sao có thể… vắt tượng đài ra… nước?

Cách nay hai tháng, các cơ quan hữu trách tại Việt Nam từng cảnh báo, hạn hán có thể khiến 138.000 gia đình ở miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) thiếu nước và 65.000 héc ta ruộng vườn bị hư hại. Từ đó đến giờ, nước cho ăn, uống, tắm, giặt ở miền Trung càng ngày càng thiếu… Tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không thể hành xử hiệu quả như chính phủ Israel dù cả điều kiện tự nhiên lẫn đặc điểm thời tiết của Việt Nam vẫn chưa nghiệt ngã đến mức như vậy?