Biển Đông

Chứng nhận "Đánh dấu 50 năm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược" do Lưỡng viện Quốc Hội Tiểu bang Hawaii công bố

Lưỡng viện Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ công bố Chứng nhận “Đánh dấu 50 năm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược”

Chủ tịch Hạ Viện Scott Saiki và Chủ tịch Thượng Viện Ronald Kouchi của Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ đã cùng 30 dân biểu và thượng nghị sĩ khác ký tên ban hành bản Chứng nhận “Đánh dấu 50 năm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược.”

Đây là một thành công lớn của cộng đồng người Việt tại Hawaii trong nỗ lực tạo sự quan tâm và lên tiếng của thế giới đối với hành vi xâm lược của Trung Quốc, đang đe dọa hòa bình chung.

Ngoại trưởng các nước G7 và đại diện ngoại giao Liên Minh Âu Châu, Karuizawa, Nhật Bản, ngày 18/04/2023. Ảnh: AP/ Yuichi Yamazaki

G7 lên án tham vọng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông

Kết thúc ba ngày họp tại Karuizawa, Nhật Bản, hôm nay, 18/04/2023, các ngoại trưởng khối G7 đã thể hiện một mặt trận thống nhất, lên án các “hoạt động quân sự hóa” trên biển của Trung Quốc, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo những nước nào hỗ trợ Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.  

Trung Quốc, Đài Loan: Nguy cơ một cuộc đối đầu? Ảnh minh họa ngày 11/04/2023. Reuters/ Dado Ruvic

Mối đe dọa Trung Quốc: 3 lý do phương Tây cần bảo vệ Đài Loan

Trả lời RFI tiếng Việt, Giáo sư Stéphane Corcuff, trường Khoa Học Chính Trị Sciences Po Lyon nhắc lại Trung Quốc muốn thôn tính hòn đảo này, kể cả bằng sức mạnh quân sự, vì các lý do chính trị, địa chính trị và chiến lược. Do vậy theo quan điểm của ông, phương Tây có ít nhất ba lý do cần bảo vệ hòn đảo này trước tham vọng của chính quyền đảng Cộng Sản ở Hoa Lục.

Hải cảnh Trung Quốc hiện diện khắp Biển Đông, thường trực gần như hàng ngày ở Bãi Tư Chính

Phân tích dữ liệu AIS năm 2022 cho thấy hải cảnh Trung Quốc duy trì các cuộc tuần tra gần như hàng ngày tại các thực thể quan trọng trên Biển Đông bao gồm Bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa Việt Nam, Bãi Cỏ Mây và Đảo Thị Tứ nơi Philippines đang đóng quân, Bãi cạn Scarborough, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines và Bãi cạn Luconia gần các hoạt động dầu khí quan trọng của Malaysia.

Đại diện Việt Tân Bắc Mỹ chia sẻ về buổi diễn hành Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 ở Little Sài Gòn, Nam California

Năm nay, chủ đề mà Đảng Việt Tân muốn gửi đến đồng bào trong buổi diễn hành tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đó là: “Bảo Vệ Chủ Quyền Việt Nam Trước Nguy Cơ Trung Quốc;” bởi lẽ trong hơn bốn thập niên qua, nhà nước CSVN vẫn chưa làm đủ để thực hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế của đất nước và cuộc sống của ngư dân trên biển… trước âm mưu xâm chiếm, cũng như trước những hành vi gây hấn của Trung Cộng tại Biển Đông ngày càng trắng trợn và mạnh bạo, gây nhiều thiệt hại nhân mạng và tài sản cho người dân Việt Nam.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng xua đuổi tàu cá Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: Twitter/Renkai Mineyuki

Trung Quốc tiếp tục xua đuổi ngư dân Việt kiếm sống ở Hoàng Sa

Tàu Hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng xua đuổi tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực biển quần đảo Hoàng Sa đầu năm 2023.

Tin này và một video clip được một người có tên Renkai Mineyuki đưa trên mạng Twitter ngày 14 Tháng Giêng và được tạp chí Eurasia thuật lại mà họ nói hình ảnh được một ngư dân ghi lại. Vụ việc chứng tỏ Trung Quốc vẫn không cho ngư dân Việt Nam kiếm sống ở vùng biển này.

Hãy tưởng niệm Hoàng Sa bằng hành động

Việc Trung Cộng hiện đang bị các quốc gia tự do dân chủ xem là mối đe dọa cho an ninh và trật tự thế giới và với mốc điểm 50 năm sắp tới, đây là thời điểm quan trọng chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động để nhắc với Thế Giới rằng Hoàng Sa đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm bằng vũ lực.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc tại một triển lãm về hàng không ở tỉnh Quảng Đông hôm 11/11/2018. Ảnh: Reuters

Trung Quốc tung máy bay chiến đấu tối tân tuần tra Biển Đông và nỗi lo cho Việt Nam

Trong lúc cả thế giới vẫn đang tập trung vào tình hình chiến sự tại Donbass, Ukraine, thì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh và “khoe nanh múa vuốt” trên Biển Đông.

Truyền thông Trung Quốc mới đây vừa cho biết, các máy bay chiến đấu tàng hình của nước này đã bắt đầu hoạt động tuần tra trên các Biển Hoa Đông và Biển Đông trong khuôn khổ các sứ mệnh tập huấn thường kỳ.

Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại Học Paul Valéry - Montpellier 3, giới thiệu với RFI Tiếng Việt cuốn "Un triangle à l'épreuve. La Chine, les Etats-Unis et l'Asie du Sud-Est depuis 1947" (tạm dịch: "Một tam giác chiến lược trải qua thử thách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ 1947"), ngày 19/04/2022. Ảnh: RFI/ Thu Hằng

Việt Nam trong “Tam giác chiến lược Mỹ – Trung – Đông Nam Á”

Vị trí của Ukraine hiện nay giữa phương Tây và Nga làm liên tưởng đến vị trí của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện nay, bắt đầu từ thời Chiến tranh lạnh, cũng như những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, gay gắt từ thập niên 1970, được phân tích trong một tác phẩm do Đại Học Paul Valery Montpellier 3 phát thành vào tháng 3/2022.

Có thể người dân Việt bây giờ không còn hào hứng với lý tưởng cầm súng bảo vệ tổ quốc khi đất nước bị xâm lăng để bảo vệ một chế độ Cộng Sản cực quyền. Trong hình, nhiều người dân Việt Nam xuống đường hôm 10/6/2018, phản đối nhà cầm quyền CSVN cho Trung Quốc thuê đất 99 năm. Từ những cuộc biểu tình này, nhiều người bị chế độ bắt cầm tù. Ảnh minh họa: AFP via Getty Images

Từ Ukraine nhìn về Đông Á, đâu là cuộc khủng hoảng kế tiếp?

Cuộc chiến tranh xâm lược của ông Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế phải nghĩ tới một hành động tương tự của ông Tập Cận Bình ở Đông Á. Nhưng trong hai khu vực bị Trung Quốc nhắm tới – đảo quốc Đài Loan và các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông như Philippines và Việt Nam – giới phân tích ngày càng nghiêng về khả năng Việt Nam chứ không phải Đài Loan mới là nơi xảy ra cuộc xung đột kế tiếp của thế giới.

Binh lính hải quân Trung Cộng tuần tra trên đảo Phú Lâm, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, thuộc quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1/2016. Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các phương án quân sự chống lại Việt Nam. Ảnh: Reuters

Đối với Trung Quốc, Việt Nam là mục tiêu dễ đánh chiếm hơn Đài Loan

Nếu so sánh với cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thì kịch bản một biến cố ở Biển Đông leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn trên đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng hơn là kịch bản Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan.

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa Biển Đông, do Trung Quốc kiểm soát, Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Ảnh: Wikimedia - chụp ngày 3/5/2020

Biển Đông: Trung Quốc đã “quân sự hóa hoàn toàn” ba đảo ở Trường Sa

Đô Đốc Mỹ John C Aquilino, tư lệnh lực lượng Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày 20/03/2022 cho biết: Trung Quốc đã “quân sự hóa hoàn toàn” ít nhất ba trong số 7 hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở vùng quần đảo Trường Sa, thuộc Biển Đông, bố trí trên đó nhiều hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm, thiết bị gây nhiễu và bắn laser, cùng máy bay chiến đấu.