Bộ Tứ

Khu trục hạm chở trực thăng Nhật Bản JS Ise (hàng 1, trái) cùng tập trận với các nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth (hàng 1, phải) và Mỹ USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson tại Biển Philippines ngày 03/10/2021. Ảnh: AP - Gray Gibson

Liên minh Mỹ-Nhật-Philippines đang được hình thành để đối phó với Trung Quốc?

Từ ngày 01 đến 07/06/2023, lần đầu tiên tuần duyên ba nước Philippines, Nhật và Mỹ tổ chức một cuộc tập trận chung ở  Biển Đông, ngoài khơi tỉnh Bataan, phía tây bắc Philippines. Dù Manila khẳng định rằng cuộc tập trận chỉ là một hoạt động thường lệ giữa lực lượng tuần duyên thuộc các nước đối tác, nhưng theo giới phân tích, hoạt động này là một bước mới trong chiến lược của Mỹ muốn hình thành các liên minh nhỏ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc.

Hội Nghị Thượng Đỉnh Bộ Tứ giữa Thủ Tướng Nhật Kishida, Tổng Thống Mỹ Biden, Thủ Tướng Ấn Độ Modi và tân Thủ Tướng Úc Anthony Albanese tại Tokyo, Nhật Bản 24/5/2022. Ảnh: Reuters/ Youtube Việt Tân

Bộ Tứ khiến Trung Quốc lo lắng. Nhưng những đe dọa của Bắc Kinh khiến cả nhóm xích lại gần nhau hơn

Vào ngày 24/5, bốn nhà lãnh đạo QUAD gặp lại nhau tại Tokyo. Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là điểm nhấn trong chuyến công du đầu tiên của ông Biden tới châu Á trên cương vị tổng thống Mỹ, nhằm tìm cách tăng cường liên minh và quan hệ đối tác để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Hoạt động mới này đã khiến Trung Quốc, từ khinh thường trở nên lo lắng. Bắc Kinh coi cuộc họp này là một phần trong nỗ lực của Washington và các đồng minh chiến lược và quân sự nhằm bao vây Trung Quốc.

Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Bộ Tứ - Quad, tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 24/05/2022. Ảnh: AP - Kiyoshi Ota

Bộ Tứ – QUAD tuyên bố “không dung thứ” cho việc thay đổi nguyên trạng ở Châu Á – Thái Bình Dương

Trong buổi họp báo (24/5/2022), Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố: “Vào lúc cuộc xâm lăng Ukraine do Nga tiến hành làm lung lay các nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới,” lãnh đạo các nước Mỹ, Ấn Độ, Úc và “chính  bản thân tôi cùng đồng tình về việc mọi ý tưởng đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực sẽ không bao giờ được dung thứ, đặc biệt là tại vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.”

Ông Lý Thái Hùng: Việt Nam cần học theo Úc trong chọn lựa liên minh chiến lược

Sự kiện Úc tham gia liên minh AUKUS với Mỹ và Anh, đồng thời việc chính phủ Úc tích cực đẩy mạnh các mối quan hệ với Khối ASEAN, có phải là chính phủ của ông Morrison đang muốn cùng với Hoa Kỳ xoay trục về Á Châu hay không, Úc đã có những tính toán gì…?

Kính mời các bạn cùng nghe những phân tích của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình Việt Nam 360.

Các lãnh đạo của Bộ Tứ nhân hội nghị thượng đỉnh tại Washington DC hôm 24/9/2021. Từ trái: Thủ Tướng Nhật Sugar, Thủ Tướng Ấn Độ Modi, Tổng Thống Mỹ Biden và Thủ Tướng Úc Morrison. Ảnh: FB President Joe Biden

AUKUS và QUAD không thể bảo đảm an ninh cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương*

Một số chuyên gia lập luận rằng chúng ta đang “hiện diện trong việc thành lập” một kiến trúc an ninh mới cho Ấn Độ -Thái Bình Dương, lấy tên cuốn hồi ký của Dean Acheson, một trong những kiến trúc sư chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ những năm 1940. Có lẽ chúng ta đang trên con đường đó nhưng cả khối AUKUS cũng như hội nghị thượng đỉnh của bộ Tứ (Quad) đều không giúp chúng ta tiến quá xa. Tuy cả hai đều báo hiệu sự phản kháng ngày càng tăng đối với lập trường ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, nhưng vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong nỗ lực nhằm điều tiết các tham vọng của Trung Quốc.

Ông Fumio Kishida trong lễ nhậm chức thủ tướng Nhật Bản tại Tokyo, ngày 04/10/2021. Ảnh: AP - Toru Hanai

Tân thủ tướng Nhật Bản muốn “khóa chặt” cửa vào TPP đối với Trung Quốc?

Quan điểm đối ngoại của tân Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida, hầu như không có gì thay đổi so với hai người tiền nhiệm. Đó là xây dựng một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên các giá trị phổ quát, như dân chủ và pháp quyền.

Để cụ thể hóa tầm nhìn này, ngoài việc củng cố Bộ Tứ bao gồm bốn nước Nhật, Mỹ, Úc và Ấn, nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, ông Kishida được cho là sẽ vận dụng một vũ khí thương mại, thúc đẩy hiệp định CPTPP theo hướng có thể gọi là “khóa chặt” cửa để Trung Quốc không thể gia nhập.

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và lãnh đạo Nhật Bản, Ấn Độ và Úc họp thượng đỉnh Bộ Tứ QUAD tại Washington, ngày 24/09/2021. Ảnh: Getty Images North America/ AFP

Thượng đỉnh QUAD vì một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”

Sau hai giờ họp, Tổng Thống Joe Biden cùng ba vị Thủ Tướng Narendra Modi, Yoshihide Suga và Scott Morrison tránh nêu đích danh Trung Quốc. Tuy nhiên, những lời lẽ trong thông cáo chung được cho là trực tiếp nhắm vào Bắc Kinh. Cũng trong văn bản này, lãnh đạo Bộ Tứ lưu ý các bên “cùng nhau, một lần nữa cam kết thúc đẩy một trật tự căn cứ trên nền tảng pháp luật, tự do, rộng mở và không nao núng trước những hành vi cưỡng ép, để củng cố an ninh, sự thịnh vượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương và xa hơn khu vực này.”

Tổng Thống Mỹ Joe Biden họp trực tuyến từ Nhà Trắng với Thủ Tướng Úc Scott Morrison (t) và Thủ Tướng Anh Boris Johnson (p), nhân buổi công bố việc thành lập liên minh AUKUS ngày 15/09/2021. Ảnh: AP - Andrew Harnik

AUKUS: Cơn ác mộng của Bắc Kinh về một NATO châu Á đang thành hiện thực?

Đối với chuyên gia Pháp Antoine Bondaz, điều mà Bắc Kinh lo ngại hơn cả là về lâu về dài, một NATO Châu Á sẽ hình thành. Với AUKUS, Washington đã thành công trong việc gắn kết hai đồng minh Anh và Úc.

Sắp tới đây, Hoa Kỳ sẽ cố gắng thể chế hóa quan hệ đối tác quốc phòng của họ, bằng cách thúc đẩy việc chính thức hóa nhóm QUAD, tức là Bộ Tứ, bao gồm 4 nước Mỹ, Úc Nhật và Ấn nhân hội nghị thượng đỉnh tại Washington. Mỹ cũng đang cố gắng mở rộng liên minh tình báo Ngũ Nhãn Five Eyes (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, New Zealand, và Úc), để kết nạp thêm hai đối tác châu Á của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tàu ngầm nguyên tử lớp Astute của Hải Quân Anh. Ảnh: BAE Systems via Getty Images

Liên minh AUKUS và chiến lược Thái Bình Dương mới của Mỹ

Tổng Thống Joe Biden vừa đi thêm một bước dài trong việc thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, làm cho Bắc Kinh hết sức tức giận; nhưng đồng thời cũng gây bất hòa với một số đồng minh của Mỹ.

Một nông dân hái bông trên cánh đồng ở Hami thuộc vùng Tân Cương phía Tây Bắc Trung Quốc. Bông vải là một trong các sản phẩm chính phủ Mỹ cấm nhập cảng từ Tân Cương do tình trạng cưỡng bách lao động. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Đi tìm lời giải cho cuộc đối đầu Mỹ-Trung Quốc

Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, chính quyền Biden có cách tiếp cận mang tính chiến lược hơn chính quyền Trump. Và phản ứng của Bắc Kinh cũng toàn diện và quyết liệt hơn.

Những người quan sát mối bang giao giữa Mỹ và Trung Quốc không thể không chú ý đến những sự kiện ngoại giao và kinh tế dồn dập ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian gần đây: Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sắp thăm Ấn Độ vào tuần tới, chỉ vài ngày sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin thăm Singapore, Philippines và Việt Nam.

Tàu mang số hiệu 8021 của Cảnh Sát Biển Việt Nam - nguyên là tàu tuần tra John Midgett của lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ - do Mỹ chuyển giao cho Việt Nam, rời Puget Sound (Seattle, bang Washington) hôm 1/6/2021 đến Việt Nam. Ảnh: FB Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam

Những giới hạn trong hợp tác an ninh Việt Mỹ

Liệu sẽ có một liên minh chính thức Hoa Kỳ – Việt Nam, tuân theo các cam kết quốc phòng chính thức của Hoa Kỳ tương tự với các “đối tác cùng chí hướng” khác, như Nhật Bản và Úc? Hay mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ kết thúc như những cuộc “kết hôn giả,” phụ thuộc nhiều hơn vào sự hung hăng của Trung Quốc hơn là động lực nội tại giữa Hà Nội và Washington? Đây là một câu hỏi quan trọng vì nó đặt ra những kỳ vọng có tính thực tiễn và đặt ra những cạm bẫy tiềm ẩn trong mối quan hệ song phương.