cách ly toàn xã hội

Cô gái bán rau. Ảnh: VOA trích xuất từ video trên YouTube của Linh Hoàng

Câu chuyện cô gái bán rau ở Bãi Cháy

Có lẽ chẳng riêng vợ tôi mà còn nhiều người ứa nước mắt khi xem cảnh một cô gái bán rau khóc, van – nài nỉ một người cũng là phụ nữ như cô… “thương cháu, tha cho cháu” vì… “cháu đã bị bắt rồi, cháu không có tiền, con cháu bé, đừng lấy của cháu nữa”…

Tuy người xem không có bất kỳ thông tin nào về cô gái bán rau nhưng ai cũng có thể đoán ra tại sao cô lại vi phạm qui định cấm tụ tập, hạn chế giao tiếp để ngăn chặn COVID-19 lây lan: Con cô đang đói!

Một cảnh sinh hoạt trong thời gian cách ly toàn xã hội tháng 4/2020. Ảnh: Bizliv

Kền kền Đỏ

Quyết định kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội của chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc tới 30 tháng Tư, 2020 tuy rằng có thể là một quyết định đúng trước bối cảnh dịch bệnh cúm Tàu đang tàn phá thế giới, cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng và tê liệt xã hội toàn cầu nhưng đó cũng là một quyết định khiến cho hàng triệu người dân phải đối mặt với cái đói, thiếu thốn khốn cùng khi mà những khoản cứu trợ vẫn còn ở trên tivi.

Cái đói đang sầm sập kéo đến hàng trăm ngàn hộ gia đình là những công nhân ở các khu công nghiệp, những lao động tự do nhập cư, những tiểu thương đã chịu đựng cuộc mưu sinh mòn mỏi rất lâu trước khi dịch bệnh bùng phát.

Một người dân ở Sài Gòn vui mừng khi nhận bịch gạo từ máy "ATM gạo" miễn phí (khoảng 1,5 kg) hỗ trợ những gia đình khó khăn trong thời gian cách ly toàn xã hội. Máy do anh Hoàng Tuấn Anh, chủ một công ty ở quận Tân Phú, Sài Gòn chế tạo. Rất nhiều nhà hảo tâm đóng góp và quyên góp gạo cung cấp cho máy phân phát tự động miễn phí nầy, giúp duy trì hoạt động 24/24 và mở rộng thêm nhiều điểm phân phát. Ảnh: Internet

COVID-19, chính phủ chỉ ở đó nhìn dân nghèo ở đây!

Tại sao vừa thảo luận rôm rả chuyện hỗ trợ doanh giới, người già, người tàn tật, người nghèo, người thất nghiệp,… đang càng ngày càng điêu đứng do tác động của COVID-19, vừa đi từng nhà, hỏi từng người, thậm chí chọn những người vốn dĩ đã hết sức đói rách để đề cao như những “tấm gương” nhằm khuyến khích người khác noi theo trong việc góp tiền cho chính phủ?

Chẳng lẽ chính phủ không cảm thấy thẹn khi ngửa tay nhận cả những đồng tiền còm cõi của giới yếu thế vốn đang cần trợ giúp trực tiếp và ngay lập tức?

Những ngày gần đây trên mạng xã hội xuất hiện kêu gọi chính phủ giảm giá tiền điện cho dân trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành. Ảnh: Screen capture from FB

Người dân yêu cầu giảm giá điện trong thời gian dịch COVID-19

Đối với nhiều người, đời sống lâu nay đã khó khăn, nay ngày càng khó khăn vì không thể làm ăn buôn bán gì bởi lệnh cách ly toàn xã hội. Trước tình hình khó khăn nầy, trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ, Facebooker đồng loạt đưa ra lời kêu gọi chính phủ giảm giá tiền điện cho dân trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành. Cụ thể, mọi người chụp hình với dòng chữ “Đề nghị chính phủ Việt Nam giảm 50% giá điện giúp nhân dân chống dịch.”

Một người bán hàng rong. Ảnh: NTDVN

Tại sao Việt Nam thiếu ngân sách để hỗ trợ người dân?

“Anh ơi, em chết đói thì có được tính là chết vì dịch không?” Người thợ hớt tóc quen cười buồn hỏi tôi…

Ngày 1 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát đi thông báo cách ly toàn xã hội, mọi hoạt động kinh tế sẽ bị đình trệ. Những người bị ảnh hưởng đầu tiên là tầng lớp lao động, trung lưu và kinh doanh nhỏ lẻ, vốn đóng vai trò xương sống của nền kinh tế.

Câu hỏi của người thợ hớt tóc chưa học hết phổ thông cũng là trăn trở chung của hàng chục triệu người Việt Nam hiện tại.

Hà Nội ngày đầu lệnh cách lý toàn xã hội, 1/4/2020. Ảnh: Báo Mới

Làm sao cứu đói bà con nghèo trong thời gian cách ly?

Tin ngưng phát hành vé số trong 2 tuần cách ly toàn quốc làm sững sờ đến rơi nước mắt của nhiều bà con. Đây là cách kiếm sống duy nhất của hàng trăm ngàn người nghèo khổ, tàn tật, không nhà…

Do đó, câu hỏi khó nhưng phải đặt ra là chúng ta có thể làm gì đủ để buộc chính quyền phải thật sự mở các kho lương thực cứu đói dân nghèo?