cách mạng Đông Âu

Người dân Tây Bá Linh leo lên bức tường Bá Linh tháng 11, 1989. Ảnh: Tom Stoddart/TheSundayTimes

Hậu chuyện: Sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh và những bài học cho Trung Quốc 30 năm sau

Thời gian gần đây tôi ở Bắc Kinh nhiều hơn Bá Linh và đây là điều tôi dự kiến. Hệ thống tín dụng xã hội (social credit system) cùng với công nghệ theo dõi 24/7, sẽ không ngăn ngừa được Trung Quốc sụp đổ trong vòng 10 tới 20 năm tới, vì kết hợp của các lý do sau đây: kinh tế chậm lại, giới trung lưu lớn mạnh và mong muốn nhiều hơn, một hệ thống chính trị thối nát kinh niên, một nếp sống giấu giếm xoi mòn, và rạn nứt bắt đầu từ ngoại biên.

Đông Âu hậu Cộng sản và Việt Nam ngày nay*

Cách đây 30 năm, Việt Nam và tám nước cựu cộng sản Đông Âu đã có cùng một xuất phát là thay đổi hệ thống kinh tế chỉ huy, áp dụng nền kinh tế thị trường để phát triển quốc gia. Nhưng chính yếu tố cải cách chính trị khác nhau giữa Đông Âu (chấp nhận đa nguyên đa đảng) và Việt Nam (đảng Cộng sản tiếp tục độc quyền) đã cho thấy hai lối rẽ của thành quả phát triển. Đó là một Đông Âu giàu có, thịnh vượng, độc lập, tự chủ, không còn ai dám bắt nạt. Trong khi Việt Nam thì vẫn không có dấu hiệu gì sáng sủa hơn để “hóa rồng” sau những ngày tháng đổi mới dù tiềm năng thiên nhiên và nhân lực dồi dào.

Đông Âu 1989 – 30 Năm Nhìn Lại: Ba Lan cuộc cách mạng 10 năm

Sự sụp đổ của khối Cộng sản tại Đông Âu đến từ ba cuộc đấu tranh rất đặc thù diễn ra lần lượt tại ba quốc gia: Ba Lan, Đông Đức và Tiệp Khắc, và từ đó tạo ra hiệu ứng Domino cho toàn khối Đông Âu. Các chuyển biến diễn ra quá nhanh, như lời Giáo sư Timothy Garton Ash, chuyên gia về lịch sử Trung Âu, nhận xét về tốc độ sụp đổ của các chế độ cộng sản: Ba Lan mất mười năm tranh đấu, Đông Đức tốn mười tuần, và Tiệp Khắc vỏn vẹn 10 ngày.

Biến cố sụp đổ bức tường Berlin đêm 9/11/1989 đã đưa đến tan rã toàn diện 8 chế độ cộng sản tại Đông Âu gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albania, Bulgaria, Hungary, Romania, Nam Tư vào cuối năm 1989 và dẫn đến sự sụp đổ đế quốc Liên Xô vào năm 1990. Ảnh: dw.de

Không ai đoán được hiệu ứng Domino năm 1989*

Khi nói tới biến cố Đông Âu, người ta gom chung để nói về tám nước chư hầu bị Liên Xô nhuộm đỏ sau Thế chiến Thứ hai. Nhưng trong thực tế, sự sụp đổ của khối Cộng sản tại Đông Âu đến từ ba cuộc đấu tranh rất đặc thù diễn ra lần lượt tại ba quốc gia: Ba Lan, Đông Đức và Tiệp Khắc, và từ đó tạo ra hiệu ứng Domino cho toàn khối Đông Âu. Các chuyển biến diễn ra quá nhanh, như lời GS Timothy Garton Ash nhận xét về tốc độ sụp đổ: Ba Lan mất 10 năm tranh đấu, Đông Đức tốn 10 tuần, và Tiệp Khắc vỏn vẹn 10 ngày.

Ông Lý Thái Hùng nói về cuốn sách mới “Đông Âu và Việt Nam: 30 Năm Nhìn Lại”

Nhân dịp đánh dấu 30 năm cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản Đông Âu, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân vừa cho ra mắt cuốn sách mới: Đông Âu và Việt Nam: 30 Năm Nhìn Lại (1989 – 2019). Trong cuốn sách thứ hai về Đông Âu, tác giả Lý Thái Hùng so sánh những thành tựu mà người dân Đông Âu đã đạt được sau 30 chuyển đổi từ thể chế độc tài cộng sản sang thể chế dân chủ, với những gì mà Việt Nam đã đạt được sau 30 năm chuyển đổi từ kinh tế tập trung chỉ huy sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.