căng thẳng Biển Đông

Công hàm của Mỹ gửi Liên Hiệp Quốc về Biển Đông và Đại Sứ Mỹ tại LHQ Kerry Craft. Ảnh: RFA edited

Vì sao Hoa Kỳ gởi công hàm cho Liên Hiệp Quốc vụ Biển Đông?

Mặc dù là quốc gia không có diện tích nào chiếm hữu ở Biển Đông, sự lên tiếng kịp thời của Hoa Kỳ cho thấy lập trường của Hoa Thịnh Đốn là đồng nhất với lập trường của 4 nước trong vùng đang bị “buộc phải tranh chấp” với kẻ xâm lược là Trung Cộng. Có thể nói với thái độ minh bạch và cứng rắn của Hoa Kỳ, kể từ nay Trung Quốc không còn có thể ngang nhiên đe doạ các nước trong vùng bằng ngoại giao pháo hạm.

Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng 2019 hôm 25/11/2019. Ảnh chụp màn hình Lao Động.

Ai là Bạn Thân, ai chỉ là Đối Tác?

Nếu chỉ căn cứ vào những gì Tướng Vịnh nói với quân đội, phải chăng lần này CSVN đang trong tư thế chuẩn bị đối đầu, hơn là dùng các biện pháp pháp lý vì sẽ không đi đến đâu. Điều này nghe cũng hoàn toàn mâu thuẫn, vì đã không dám kiện trước toà án thì làm sao dám đối đầu trên chiến trường?

"Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc", nhận định của Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton tại Anh, trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle. Ảnh: Việt Tân edit

“Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc”

Những nước ven biển không có nhiều lựa chọn để đối phó chống lại Trung Quốc. Con đường đàm phán ngoại giao không dẫn đến thành công trong việc lay chuyển Trung Quốc hợp tác, như các cuộc đối đầu gần đây cho thấy… Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên, khi những chuyên gia Việt Nam khác nhau vào tháng 8 (chú thích của người dịch: chính xác là 6 tháng Mười, 2019) tại một cuộc tọa đàm ở Hà Nội đã lên tiếng, Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế.

Nguyễn Phú Trọng nói tới “Biển Đông” trong Hội nghị trung ương 11 để làm gì

Ngay trong ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 11, Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra một chiêu trò tuyên truyền nhằm gây sự chú ý của dư luận, bằng cách nhắc đến 2 chữ “Biển Đông”; nhưng kết luận của quần chúng vẫn là: Quá trễ, quá dở. Câu hỏi được đặt ra là, bao năm qua Trung Quốc không che giấu ý đồ độc chiếm Biển Đông, và vấn đề Bãi Tư Chính đã diễn ra hơn 3 tháng, vậy mà tại sao đến bây giờ người đứng đầu đất nước mới kêu gọi phân tích vấn đề Biển Đông, mà cũng không cụ thể nhắc đến Bãi Tư Chính?

Bãi Tư Chính: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu tàu hải giám tối tân Trung Quốc

Theo đúng như dự đoán của các chuyên gia, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 đã quay trở lại Bãi Tư Chính vào ngày 13 tháng Tám, sau khi đi đến Đá Chữ Thập một vài ngày để tiếp nhiên liệu. Việc Trung Quốc cho tàu Hải Dương 8 trở lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mở ra giai đoạn 2 của cuộc đối đầu Việt Nam – Trung Quốc, mà theo các chuyên gia thì lần này nguy cơ xảy ra một tai nạn, một phản ứng thái quá của đôi bên, khiến tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát, còn cao hơn lần trước. 

Cuộc biểu tình chớp nhoáng chống Trung Cộng xâm lấn Biển Đông ngay trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Hà Nội hôm 6 tháng Tám, 2019. Ảnh: Reuters

Dây thòng lọng tên “Bãi Tư Chính”

Hà Nội phải bước ra khỏi cái bóng “đại cục”, những hành động tối thiểu sau đây phải được chuyển động gấp: 1) phải thiết lập hồ sơ và nộp đơn kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài LHQ càng sớm càng tốt; 2) phải trả tự do ngay tức khắc những TNLT đã bị bắt giữ và bị đàn áp chỉ vì họ đã dám đứng lên chống lại quân xâm lược Trung Quốc; 3) phải chấm dứt việc theo dõi, ngăn chặn và trù dập những đồng bào, trí thức, thanh niên sinh viên… yêu nước kêu gọi nhau tụ họp trước tòa đại diện của Trung Cộng để phản đối hành vi xâm lược. Hà Nội còn phải có bổn phận giúp cho các nhân sĩ, trí thức tổ chức những buổi đàm thoại về tình hình Biển Đông và góp ý cùng nhau bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo và lãnh thổ.