cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa: Hà Nội Mới

Cảnh sát giao thông có cần hóa trang để “mật báo” tình hình giao thông?

Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an mới đây cho biết, sẽ có lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) hóa trang, mặc thường phục, thường xuyên di chuyển, bí mật nắm tình hình để ghi nhận vi phạm trên các tuyến đường không có hệ thống camera giám sát. Từ đó thông tin cho lực lượng làm nhiệm vụ công khai để xử lý.

Ngay sau khi thông tin này được truyền thông nhà nước loan tải, một số độc giả đặt câu hỏi: “Rồi xảy ra tình trạng giả giả thật thật. Là người dân bình thường ai sẽ phân biệt được đâu là CSGT thật, đâu là CSGT giả. Sao không tìm cách cho người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thông để hạn chế nhất vấn đề xử phạt?”…

Một CSGT đang điều tiết giao thông ở Hà Nội. Ảnh AFP

Bộ Công an hưởng 85% số thu phạt vi phạm giao thông: Coi dân là con bò sữa?

Theo nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương được Quốc hội thông qua chiều ngày 10/11 vừa qua, Bộ Công an được hưởng 85% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông năm 2022, 15% còn lại dành cho các địa phương để chi cho các lực lượng khác tại địa phương tham gia đảm bảo an toàn giao thông.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), năm 2022, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý hơn 2.800.000 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Số tiền phạt thu được là hơn 4.100 tỷ đồng.

Cảnh sát giao thông chặn hai xe máy làm rào chắn xe ô tô chở ma tuý, khiến hai người mất mạng. Ảnh: Cắt từ Youtube clip

Vụ CSGT dùng dân làm “lá chắn”: Cán bộ được thăng cấp, dân bỏ mạng oan uổng

“Tôi không hiểu sao một chuyên án đã được lên kế hoạch từ trước mà họ lại dừng xe của người dân lại để chặn bắt tội phạm như vậy, một việc làm phải nói là hết sức ngu xuẩn.

Nếu họ nói là họ đã lên chuyên án thì họ có tính đến trường hợp đảm bảo an toàn cho người dân hay không? Nhiệm vụ của công an là bảo vệ dân chúng nhưng bây giờ công an lại mang dân ra làm lá chắn thì có phải là các ông không coi trọng mạng sống của người ta hay không….”

Công an ngang nhiên xem thường pháp luật. Ảnh: AFP

Vì sao công an phường lạm dụng ‘quyền lực cá nhân bất chấp pháp luật’?

Chỉ trong tháng 4/2022, hàng chục công an phường tại TP.HCM và Bình Dương đã bị truy tố, điều chuyển công tác do lạm dụng quyền lực cá nhân bất chấp pháp luật. Cụ thể là 13 công an tại phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú đã nhận tiền của nhóm người vi phạm trong việc mua bán, tàng trữ sử dụng chất ma tuý và một trung uý tại Công an phường Tân An, tỉnh Bình Dương tự lập chốt “bắt” người vi phạm giao thông “chi tiền” cho mình.