cạnh tranh Mỹ-Trung

Tàu khu trục Hoa Kỳ USS Hopper. Ảnh: Do Hạm Đội 7 của Mỹ cung cấp - US Navy/ AFP

Mỹ có khả năng kềm hãm tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

Cuối tháng 11/2023, Hoa Kỳ và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau “khuấy động tình hình ở Biển Đông” sau vụ tàu khu trục Mỹ USS Hopper có trang bị tên lửa dẫn đường hoạt động gần quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh lên án Mỹ “xâm nhập hải phận” của Trung Quốc. Washington khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển.

RFI Việt ngữ xin giới thiệu bài phỏng vấn Giáo sư Barthélémy Courmont – Đại Học Công Giáo Lille, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp.

G20, hội nghị bàn tròn chung quanh thủ tướng Ấn Độ về một dự án để cạnh tranh với Con đường Tơ lụa Trung Quốc, 9/9/2023. Ảnh: AP - Evelyn Hockstein

Mỹ đề xuất một dự án cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc?

Trong một cuộc họp bàn tròn, Tổng thống Biden nói đến một sự kiện “thực sự quan trọng và mang tính lịch sử.” Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu bà Ursula von der Leyen xem đây “không chỉ là một thỏa thuận về các tuyến đường xe lửa hay liên quan đến các dự án xây dựng hệ thống cáp quang.” “Hành lang” này là một “đầu cầu về công nghệ xanh, về công nghệ kỹ thuật số giữa các châu lục và các nền văn minh.”

Ông Shou Zi Chew, tổng giám đốc TikTok, phát biểu trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 23/3/2023. Ảnh: Chip Somodevilla/ Getty Images

Ngày tàn của TikTok

Bạn đọc cao niên có thể không quan tâm tới TikTok và không rõ tại sao một mạng xã hội nặng tính chất giải trí lại có thể biến thành một vấn đề “quốc gia đại sự” trong cuộc tranh chấp giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với giới trẻ, TikTok là một phần cuộc sống và số phận của nó đang rất được chú ý.

Ngoại Trưởng Tần Cương của Trung Quốc tại cuộc họp báo hôm 7/3/2022. Ảnh: Lintao Zhang/ Getty Images

Xung đột Mỹ-Trung có dẫn đến chiến tranh?

Trong lúc cuộc chiến tranh Nga-Ukraine diễn ra ngày càng khốc liệt ở Châu Âu, đe dọa một cuộc chiến tranh nguyên tử giữa Nga và NATO thì thế giới lại chứng kiến cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc càng lúc càng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột nóng ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Ảnh: Jewel Samad/AFP via Getty Images

Thách thức Trung Quốc của Mỹ

Hiện tại, tinh thần dân tộc ngày càng gia tăng và chính phủ Trung Quốc nhiều quyết đoán có nghĩa là Hoa Kỳ có thể sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để xử lý tình trạng cạnh tranh siêu cường của mình. Nhưng bằng cách tránh cảnh tuyên truyền thoá mạ nhau về mặt ý thức hệ, những sự suy luận tương đồng lầm lạc trong Chiến tranh Lạnh và duy trì các liên minh của mình, Mỹ có thể vượt qua thách thức.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa phát biểu tại Đối Thoại An Ninh Shangri-La 2022 (phía sau là Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Austin). Ảnh minh họa Miami Standard

Mỹ và Trung Quốc: Câu chuyện đấu tay đôi tại Đối Thoại Shangri-La

Đối thoại thường niên do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS tổ chức ở Shangri-La, Singapore ngày 10 tháng Sáu vừa qua đã cung cấp những thông tin gần nhất về tình hình chiến lược ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Cuộc họp quy tụ các nhà lãnh đạo quốc phòng, nhà ngoại giao, nhà chiến lược, nhà báo và lãnh đạo doanh nghiệp để xem xét những thách thức cấp bách nhất đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Đại Học George Washington University hôm 26/5, rằng để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Mỹ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới. Ảnh: Alex Wong/ Getty Images

Hoa Kỳ tái định hình cuộc cạnh tranh với Trung Quốc

Trong bài phát biểu khá dài của mình, Ngoại Trưởng Blinken trình bày một phương hướng mới mà ông tóm tắt trong ba chữ: Invest (đầu tư), align (liên kết) và compete (cạnh tranh). Theo quan điểm mới này, để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Hoa Kỳ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, đặc biệt là các liên minh về an ninh và đối tác về kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. Ảnh: Facebook Việt Tân

Ngoại Trưởng Mỹ Blinken: Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài cho trật tự thế giới

Hôm 26 tháng Năm, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã có bài diễn văn trình bày chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ vẫn tập trung vào mối đe dọa lâu dài mà Trung Quốc gây ra đối với trật tự quốc tế, ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đang thu hút sự chú ý toàn cầu.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trước báo giới tại Lầu Năm Góc, Washington, ngày 21/07/2021. Ảnh: AP/ Kevin Wolf

Để tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, Mỹ coi Đông Nam Á là trọng tâm trong chiến lược an ninh

Qua chuyến công du đầu tiên đến Đông Nam Á ngay đầu nhiệm kỳ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Tướng Lloyd Austin, muốn chứng tỏ Washington quan tâm đến việc tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á, trấn an các nước trong vùng rằng chính quyền Biden “không làm ngơ và cũng không xem nhẹ” các đối tác khu vực này.
Thêm vào đó, như nhà nghiên cứu Aaron Jed Rabena, đây là một bằng chứng mới cho thấy “giờ đây Hoa Kỳ phối hợp với các đồng minh và đối tác để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á,” thuyết phục các nước trong khu vực về một giải pháp khác, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Bắc Kinh.

Các lãnh đạo khối G-7 ra tuyên bố chung cứng rắn với Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Phương Tây đoàn kết để đối đầu với Trung Quốc, liệu Bắc Kinh có lo ngại?

Trong dịp cuối tuần vừa qua, Hoa Kỳ cùng với Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Italy và Canada đưa ra lời lên án mạnh mẽ nhất của khối G-7 trong mấy thập kỷ gần đây đối với Trung Quốc, đài CNN tường thuật hôm 14/6.

CNN cho biết khối G-7 đối đầu với Trung Quốc về mọi vấn đề nhức nhối, từ cáo buộc về vi phạm nhân quyền và cưỡng bức lao động ở Tân Cương cho đến các mâu thuẫn, tranh chấp về Hong Kong, Đài Loan và Biển Đông.

Các nhà lãnh đạo G-7 chụp hình tại khách sạn Carbis Bay ở Carbis Bay, St. Ives, Cornwall, Anh, hôm Thứ Sáu, ngày 11/6/2021. Từ trái, Thủ Tướng Canada Justin Trudeau, Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, Tổng Thống Mỹ Joe Biden, Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga, Thủ Tướng Anh Boris Johnson, Thủ Tướng Ý Mario Draghi, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ Tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ Tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP Photo/Patrick Semansky

‘Nước Mỹ trở lại’ và những thách thức mới

Sau hơn bốn tháng cầm quyền, Tổng Thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du ngoại quốc đầu tiên tới Châu Âu dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G-7, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU, Mỹ-NATO và gặp gỡ Tổng Thống Nga Vladimir Putin.

Chuyến đi tám ngày của ông được cho là đặt nền tảng cho việc củng cố mối quan hệ liên minh giữa các nền dân chủ xuyên Đại Tây Dương, đáp ứng những thách thức của thời đại mới mà trọng tâm là ảnh hưởng của các chế độ độc tài Nga và Trung Quốc.

Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Wendy Sherman (trái) gặp Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm Thứ Tư, 2/6, thông báo Mỹ viện trợ cho Bangkok $30 triệu giúp Thái Lan chống dịch COVID-19 nhưng không cam kết chia sẻ vaccine mà Thái Lan đang cần. Ảnh: Government Spokesman Office via AP

Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Ông Joe Biden của đảng Dân Chủ đắc cử tổng thống Mỹ đã mang lại niềm hy vọng cho ASEAN; các thủ đô Đông Nam Á chào đón các nỗ lực của chính quyền Biden thúc đẩy mối quan hệ đồng minh và đối tác với Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc càng ngày càng tỏ ra hung hăng và lấn lướt các nước láng giềng nhỏ hơn. Nhưng, theo nhận định của các nhà phân tích chính trị, ngay cả khi Hoa Kỳ đẩy mạnh chiến lược thu phục nhân tâm thì Washington vẫn bị chậm chân trong lúc Bắc Kinh đã tiến rất xa trên con đường chinh phục của họ.