chỉ số chất lượng không khí

Đề nghị của Bộ Tài Nguyên - Môi Trường về thu phí rác thải sinh hoạt đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Internet

Tới thời đảng “ăn” cả rác

Bộ ngành nào cũng có lĩnh vực riêng để “ăn”, Bộ Tài Nguyên cũng là một bộ ngành có nguồn thu lớn từ đất đai, khoáng sản và bây giờ là …rác.  Không rõ, với đề nghị tính phí bảo vệ môi trường từng kilogram rác thải và từng m³ nước thải này, Bộ Trưởng Trần Hồng Hà bỏ túi được bao nhiêu cho Bộ TN-MT và cho riêng ông mỗi năm?

Chất lượng không khí tồi tệ và nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn tạo bất an lớn trong dân chúng, nhất là tại vùng thủ đô Hà Nội.

Scandal nước sạch: Giọt cuối làm tràn ly… ‘ổn định’?

Nếu xem xét toàn bộ diễn biến của các scandal liên quan tới môi trường và dân sinh đã cũng như đang diễn ra tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, chỉ có một câu trả lời: Đó là chính quyền thành phố Hà Nội nói riêng và hệ thống công quyền Việt Nam nói chung vẫn xem duy trì sự “ổn định” là quan trọng nhất! Bởi “ổn định” là quan trọng nhất nên trong scandal về nước sạch ở Hà Nội, không chỉ Viwasupco mà chính quyền thành phố Hà Nội cũng lờ đi yếu tố nguồn nước mà nhiều triệu người dùng trong ăn, uống bị nhiễm dầu.

Dữ liệu của AirVisual hôm 30/9/2019. Ảnh: VOA

AirVisual nói gì về cáo buộc ‘thao túng dữ liệu’ để bán hàng ở Việt Nam?

Bà Kelsey Duska, một đại diện của IQAir, cho biết thêm rằng IQAir là công ty công nghệ về chất lượng không khí với mục tiêu giúp các nước trên thế giới “hít thở không khí sạch hơn” thông qua việc cung cấp “thông tin, phối hợp và các giải pháp công nghệ”. Người đại diện này cho hay rằng tất cả các dữ liệu của AirVisual được thu thập từ các trạm theo dõi bụi PM2.5 (bụi siêu mịn) ở hiện trường của chính phủ hoặc thiết bị hoạt động độc lập. “Chúng tôi luôn cho hiển thị nguồn dữ liệu chất lượng không khí để minh bạch hóa và để dễ so sánh với dữ liệu gốc”, bà nói.

Hình ảnh bầu trời Hà Nội hôm 27 tháng Chín, 2019. Ảnh: AFP

Mỹ, Anh và Đức ra ‘cảnh báo đỏ’ về ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức mới phát đi “cảnh báo đỏ” về tình hình ô nhiễm không khí “nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP. HCM, khuyến cáo công dân của mình về tác động đối với sức khỏe của họ. “Mức độ ô nhiễm không khí ở mức cao, thậm chí là nguy hiểm, xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, có thể làm trầm trọng các bệnh về tim, phổi và hô hấp. Trẻ em, người già và những ai có tiền sử bệnh lý đặc biệt bị ảnh hưởng…” (thông báo của Đại Sứ Quán Anh ở Hà Nội hôm 1 tháng Mười viết).

Ô nhiễm không khí ở TP. Hà Nội và Sái Gòn liên tiếp ở mức báo động. Ảnh: Internet

Thiếu giải pháp chống ô nhiễm không khí: Quan liêu hay kém chuyên môn?

Ô nhiễm không khí không phải là thiên tai mà là hành vi của các nhóm lợi ích kinh tế tác động lên môi trường một cách thiếu kiểm soát và vô trách nhiệm, dưới sự tiếp sức của giới chức chính quyền – tước đoạt đi quyền được hít thở không khí trong lành của cả cộng đồng. Chấp nhận sống chung với ô nhiễm hay dứt khoát loại bỏ nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức về nhân quyền và cả thái độ “đòi lại quyền bị tước đoạt” của những nạn nhân.