chiến tranh biên giới Việt-Trung

Niệm hương trước bàn thờ liệt sĩ mật trận Vị Xuyên chống quân xâm lược Trung Quốc, hang Dơi, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh: FB Nguyen Xuan Pham (Phạm Xuân Nguyên)

45 năm cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc

Chúng tôi đã đến hang Nà Cáy nơi đặt trạm phẫu (thuật) tiền phương của mặt trận Vị Xuyên (cách cửa khẩu Thanh Thủy giao tranh ác liệt 3 km) mà bài thơ dưới đây của một cựu chiến binh Sư đoàn 313 ngày ấy đã mô tả sự đau thương đau đớn vô cùng. Hang bây giờ đã bị xây tường chắn phía ngoài.

Thắp hương biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 45 năm trước ở Vị Xuyên chúng tôi biết trang sử bi thương này của đất nước phải được nhớ và ghi.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên

Ngày này, 45 năm trước

Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 45 năm trước, tức vào buổi chiều 17/2/1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM. Mới gần 2 tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong. Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè

“Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu
Hàng đầu không biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi”

hăng bởi đang là đoàn viên.

Tuyên bố: 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc (17 tháng 2 năm 1979)

…Nhưng lịch sử là lịch sử, lịch sử phải được đánh giá đúng và không lãng quên, vì lịch sử tự vệ của Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược là máu xương của toàn dân tộc qua 4.000 năm lịch sử.

Do vậy chúng tôi các tổ chức Xã hội Dân sự và các cá nhân yêu cầu nhà nước đưa cuộc chiến tranh tự vệ 1979 vào sử sách như Bạch Đằng, Đống Đa…, giảng dạy trong các nhà trường, báo chí truyền hình thông tin rộng rãi trong ngoài nước,…

Ảnh chụp từ Facebook tác giả Lão Tà

Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy

Dù được khoác cho đủ thứ mỹ từ, thì lịch sử hiện đại Trung Quốc vẫn phải ghi thêm một ngày quốc nhục nữa: Đó là ngày mồng 5 tháng 3 năm 1979.

Huy động hơn nửa triệu quân, với vài triệu dân binh, sau hơn hai tuần, Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam có chỗ tới hơn 50 km theo cách dùng xác lính để lót đường. Do bị mắc quá sâu cạm bẫy chết người mang tên “Ý thức hệ,” phía Việt Nam bị động hoàn toàn vì thế mà cũng thiệt hại lớn không kém.

Tuy thế, nói một cách công bằng thì thất bại thuộc về phía kẻ xâm lược.

Đôi điều thắc mắc về cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979

Tôi không biết các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khi bắt tay với Trung cộng, có tính đến truyền thống bành trướng, và lịch sử xâm lược Việt Nam của các triều đại Trung Quốc hay không. Nhưng có vẻ như, họ không chuẩn bị nhiều cho cuộc chiến nổ ra vào ngày 17/2/1979.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên

17 tháng 2: Nhân dân không bao giờ quên*

Ngày 17/2/1979, Trung cộng đã đưa hơn 60 vạn quân, hơn 400 xe tăng và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác, bất ngờ tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Chúng gây nên tội ác tày trời “giết sạch, phá sạch.” Mấy vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược.

Sự thật lịch sử cần phải được nói rõ mới rút ra bài học đúng đắn cho cả hai bên.

Một người đàn ông đi giữa những ngôi nhà bị phá hủy trong cuộc không kích của Nga vào thành phố Bila Tserkva, miền Trung Ukraine vào ngày 8/3/2022. Ảnh: Aris Messinis/ AFP

Cuộc chiến Nga-Ukraine 2022 có giống cuộc chiến biên giới Trung-Việt năm 1979?

Nhiều cư dân mạng Việt Nam đã rút ra sự tương đồng giữa hai cuộc xâm lược: Một cường quốc lớn, không hài lòng với chính sách đối ngoại của một nước nhỏ hơn, quyết định tiến hành một cuộc xâm lược để dạy cho ‘thế lực nhỏ’ một bài học. Theo nghĩa này The Diplomat cho rằng, việc Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược chớp nhoáng vào Việt Nam vào rạng sáng ngày 17/2/1979, với hơn 600.000 quân có sự tham gia gần giống với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Những người biểu tình chống Trung Quốc tưởng niệm 37 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 17 tháng 2 năm 2016. (Reuters)

Cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn chưa được truyền dạy đầy đủ!

Theo nhà văn Trần Ngọc Tuấn, việc không đưa cuộc chiến tranh năm 1979 vào chương trình giảng dạy có cái hại rất lớn là nhiều trẻ em không hề biết là có một cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Việc làm này của nhà cầm quyền đã vô tình cướp mất lòng yêu nước và tinh thần cảnh giác, chống lại Trung Quốc – kẻ âm mưu xâm lược, âm mưu bành trướng, biến Việt Nam thành chư hầu.

Những người phụ nữ Việt Nam cầm biểu ngữ có nội dung “Nhân dân không bao giờ quên ngày 17/2/1979” trong một cuộc tụ họp tại Hà Nội ngày 17/2/2016. Ảnh: AP/ Trần Văn Minh

Tại sao Việt Nam không dạy lịch sử chiến tranh Trung-Việt?

Trên thực tế, chính phủ Việt Nam đã ngại ngần trong việc đưa Chiến Tranh Việt – Trung vào giảng dạy cho thanh niên ở tất cả các cấp – một lỗ hổng lạ kỳ trong bối cảnh học sinh Việt Nam đã quen thuộc với lịch sử đầy ắp những cuộc chiến tranh chống Trung Quốc. Từ lớp 6 đến lớp 7, học sinh được học về gần một thiên niên kỷ đất nước bị Trung Quốc đô hộ cho đến năm 938 cũng như các cuộc chiến đấu lẻ tẻ ở các triều đại khác nhau chống lại các lãnh chúa khác nhau của Trung Quốc.

"Nhân dân sẽ không quên", biểu ngữ trong một cuộc biểu tình tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 năm 2016 tại Hà Nội. Ảnh: AP

Nhìn lại trận chiến biên giới phía Bắc 1979

Nếu như ông Lê Duẩn không đưa quân vào xứ Chùa Tháp, lật đổ chính quyền Pol Pot và đưa Heng Samrin và Hun Sen lên thay thế vào đầu năm 1979, thì liệu ông Đặng Tiểu Bình có đưa 600 ngàn quân tổng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 hay không?

Tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 17/2/2017, một phụ nữ thắp nhang tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng vì cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc 1979. Ảnh Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Phép thử ‘chiến tranh biên giới’

Tại sao đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền Việt Nam không muốn người dân biết và kỷ niệm cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc?

Vấn đề không đơn giản là họ không muốn làm phật lòng ban lãnh đạo Trung Quốc mà họ đang cố dựa vào. Ký ức về cuộc chiến biên giới 1979, nếu để cho dân chúng tự do tìm hiểu, trao đổi, sẽ phơi bày những sai lầm nghiêm trọng của đảng Cộng Sản cầm quyền, cả những người thuộc phe chống Trung Quốc cực đoan như Lê Duẩn và những kẻ cam tâm thần phục Bắc Kinh như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn Linh.