chống dịch

Chỉ thị chống dịch chồng chéo: Dân phải tự lo phòng thân!

“Ông thủ tướng yêu cầu không làm khó dân khi về quê ăn tết nhưng thực tế mỗi nơi một kiểu. Mấy ông ở địa phương đâu có nghe. Họ coi thường lời ông thủ tướng nói. Mấy ổng làm khó dân để kiếm tiền hoặc ở bên trong nội bộ họ có gì đó mà họ không tin ông thủ tướng nữa. Mỗi nơi chống dịch một kiểu nên người lao động tụi tui phải xin về quê sớm hơn mọi năm để trừ hao cách ly. Mấy ổng chống dịch theo chỉ thị từ hồi đó tới giờ mà, có theo khoa học đâu. Ai mà dám tin, mình lo thân mình thôi…”

Công an kiểm tra giấy đi lại của một người dân ở Hà Nội hôm 17/8/2021. Ảnh: AFP

Với Chỉ Thị 20: Hà Nội sẽ là trại tù, công an là cai ngục và người dân là phạm nhân?

Một trong các quan ngại lớn nhất hiện nay được truyền thông trong nước nêu là việc người dân và doanh nghiệp bồn chồn và lo lắng về những hướng dẫn tù mù đối với việc xin và cấp giấy đi đường tại ba vùng đỏ-vàng-xanh khác nhau.

Giãn cách xã hội kiểu này hầu như đang biến người dân thủ đô thành phạm nhân, biến các thành phố, các quận huyện thành những trại tù khổng lồ. Còn lực lượng công an ở các cấp trở thành những cai ngục, nói chữ là các quản giáo chuyên nghiệp.

Thủ Tướng Phạm Minh Chính yêu cầu “ai ở đâu thì ở yên đó ” tại TP.HCM. Ảnh chụp báo Tiền Phong

Sài Gòn ‘toang’

Trước tình hình ca nhiễm F0 ngày một gia tăng dù đã ba lần gia hạn cách ly theo tinh thần của Nghị Quyết 15, 16 và 16+ từ ngày mồng 9 tháng Bảy đến nay, cuối cùng UBND thành phố HCM đã phải ra lệnh “giới nghiêm” kể từ ngày 23/8 đến ngày 15/9 theo chỉ thị “ai ở đâu ở yên đó;” nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố, ấp… đều cách ly. Nói cách khác, Sài Gòn rơi vào tình trạng “giới nghiêm” mà người phương Tây hay gọi là “lockdown.”

Đại dịch Covid-19: Chỉ Thị 16 của nhà nước Việt Nam là để chống dịch hay chống dân

Những đoàn người tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai để về quê nhà bằng đủ mọi phương tiện. Những cái chết đau đớn, xót xa trên đường trở về. Cả những tủi hờn của nhiều người khi về địa phương nhưng không được đón nhận… Đó là hình ảnh của những người lựa chọn trở về quê nhà.

Những tiếng kêu cứu mong được hỗ trợ thực phẩm, rau củ, sữa tã,… của những người còn ở lại tại các khu trọ, các khu vực bị phong tỏa.

Người dân Cuba biểu tình đòi tự do hôm 11/7/2021. Ảnh: Reuters

Người Việt trong nước trước tin biểu tình đòi dân chủ ở Cuba

Phẫn nộ trước tình trạng thiếu lương thực và giá cả sinh hoạt, thuốc men tăng kịch trần cũng như bất mãn về cách chính phủ đối phó đại dịch Covid-19, hàng ngàn người dân Cuba đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Havana cùng một số thành phố khác từ hôm 11 tháng 7…

Các cuộc biểu tình nổ ra khi Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ và số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục. Người dân tức giận về tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, hạn chế quyền tự do dân sự và cách chính quyền xử lý đại dịch. Điều này không khác với những gì đang xảy ra tại Việt Nam hiện nay…

Cách giải quyết dịch của nhà nước bất công đối với thành phần thật sự vô sản

Điều lo lắng cho hàng triệu người dân nghèo ở Sài Gòn là bữa cơm sống qua ngày. Cả hàng tháng qua bị dịch Covid-19, chính phủ khư khư ôm chặt túi tiền, không lo gì được cho những người cơm hàng cháo chợ, tay làm hàm nhai, lương làm hàng ngày chỉ đủ ăn từng bữa, những người lang thang không cửa không nhà!

Một số người may mắn được các nhóm thiện nguyện mời ăn ngày một bữa với tinh thần lá lành đùm lá rách, còn lại thì phải chịu đói.

5 câu hỏi đối với quyết định tiếp tục phong tỏa của chính quyền TP.HCM

Tối 7/7/2021, các tờ báo trong nước đồng loạt đăng thông tin chính quyền TP.HCM “quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ Thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.”

Quyết định này không làm bao nhiêu người bất ngờ. Nhưng như các chỉ thị và chính sách chống dịch lâu nay, nó tiếp tục tạo ra nhiều dấu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời.

Mạng xã hội xuất hiện nhiều status, bài viết đăng tranh cãi chuyện đoàn Hải Dương trong đó có hơn 300 sinh viên y khoa vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid-19. Ảnh chụp báo Thanh Niên

Vụ đưa 300 sinh viên y khoa Hải Dương vào “giải phóng” dịch Covid-19 tại Thành Hồ

Tính đến nay, dịch đã lây lan tại 306/312 phường, xã và thị trấn trong Thành Hồ, với gần 9.000 ca nhiễm trong vòng 1 tháng, đặt người dân TP.HCM rơi vào tình thế bất an hơn bao giờ hết. Sự bất an này đến từ nhiều lý do: Bao giờ trở lại cuộc sống bình thường; bao giờ được chích vaccine phòng ngừa; bao giờ được gói cứu trợ từ chính quyền theo như lời hứa; bao giờ không còn nghe những tuyên truyền giả dối, phóng đại “về cơ bản, dịch đã được khống chế!”

Chính trong tâm trạng bất an đó, đáng lý ra người dân Sài Gòn phải coi sự kiện một đoàn y tế tình nguyện từ tỉnh Hải Dương vào giúp sức chống Covid-19 là chuyện bình thường; nhưng nhiều người đã có phản ứng bực bội và khó chịu.

Phó Chủ Tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Báo Lao Động

Chiến lược vắc-xin của Việt Nam: Thất bại trên nhiều phương diện

Thất bại trong chiến lược tổng thể của Việt Nam có thể nói ngắn gọn, đó là các nhà lãnh đạo không nghĩ được, không chuẩn bị được chiến lược sử dụng vắc xin để tiêm đại trà, từ đó sẽ làm miễn dịch cộng đồng và triệt tiêu dịch.

Về nguyên nhân của thất bại này, có lẽ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, không nghĩ vắc xin có thể được sản xuất nhanh quá mức như vậy; thứ hai, chủ quan nghĩ rằng Việt Nam sẽ dập được dịch như mấy lần trước, không bị  bùng phát như đợt dịch sau (từ 27/4/2021) này.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Trang web Sở Y Tế Lạng Sơn

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay trước khi quá muộn

Giới chức CSVN hãy thôi hô hào, lừa mị. Thay vào đó, hãy đánh giá lại tình hình dịch bệnh, xem xét hiện trạng, khả năng thực tế của hệ thống y tế, các nguồn vaccine và tiến độ tiêm phòng mà hệ thống y tế có thể đảm nhận được, cũng như các nguồn lực xã hội khác… để tìm các giải pháp khoa học, cụ thể nhất. Hệ thống chính trị hãy dừng ngay lập tức việc chỉ đạo hệ thống y tế làm gì mà việc xử lý dịch bệnh phải hoàn toàn do các chuyên gia trong ngành quyết định. Hệ thống chính trị chỉ cung cấp kịp thời các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết khi Bộ Y Tế yêu cầu.

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay, trước khi quá muộn!

Tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam thật sự bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, khi tin tức về số ca nhiễm dồn dập và tăng chóng mặt. (Ảnh minh họa - Nguồn: Sức Khỏe & Môi Trường)

Covid và “nhiệm vụ chính trị!”

Tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam thật sự bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, khi tin tức về số ca nhiễm dồn dập và tăng chóng mặt. Chỉ cần rời tay khỏi màn hình điện thoại một lúc thì ta thấy lại một con hẻm này, hay một tòa nhà kia bị phong tỏa. Đến ngày 31 tháng Năm giãn cách xã hội toàn TP.HCM, thành phố đầu tàu kinh tế cả nước.

Nhiều câu hỏi được đặt ra về hiệu quả của chiến dịch chống Covid bằng phương thức “cách ly tập trung” của Việt Nam (đã cách ly mà còn tập trung!) Nhiều người còn cho rằng kiểu cách “cách ly tập trung” chẳng khác gì như F1+F1=2F0!