chống luật dẫn độ

Dân Hong Kong phản đối quyết liệt dự luật cho phép dẫn độ về Trung Hoa đại lục.

Hong Kong: Phép thử quyền lực

Cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong cũng minh chứng một chân lý “Tự Do không bao giờ là miễn phí” và không ai đấu tranh thay cho bản thân mình. Không phải người Mỹ, người Anh mà chính là người dân Hong Kong đã đứng lên và chiến thắng. Sẽ không bao giờ có ngoại lệ.

Trung Cộng làm gì với Hong Kong?

Trên thực tế, việc dẹp bỏ đặc quyền “một quốc gia 2 hệ thống” của Hong Kong, là một điều Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải làm cho được càng nhanh càng tốt vì ảnh hưởng đến sự sống còn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bởi vì họ lo sợ Hong Kong có thể là một virus, sẽ lây nhiễm Trung Quốc đại lục với những ý tưởng dân chủ và những đòi hỏi nhân quyền.

Lãnh đạo Phong Trào Dù Vàng Joshua Wong đòi Đặc Khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam phải từ chức, khi vừa bước ra khỏi nhà tù 17 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Nurphoto/Getty Images

Lãnh đạo Phong Trào Dù Vàng vừa ra tù đòi Carrie Lam phải từ chức

Nói với các phóng viên có mặt bên ngoài nhà tù Lai Chi Kok, lãnh đạo Phong Trào Dù Vàng Joshua Wong kêu gọi Đặc Khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam phải từ chức. “Bà ấy không xứng đáng làm lãnh đạo Hong Kong nữa. Bà ấy phải chịu sự chỉ trích và từ chức, bị truy cứu trách nhiệm và rời khỏi chức vụ.”

Các nghệ sĩ Hong Kong tham gia cuộc biểu tình trên 2 triệu người chống Dự Luật Dẫn Độ hôm 16 tháng Sáu, 2019.

Giới nghệ sĩ Hong Kong không im lặng trước cái ác

Hàng chục nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng tại Hong Kong đã xuống đường biểu tình chống Luật Dẫn Độ, đang tiếp thêm niềm cảm hứng cho giới trẻ thành phố này đấu tranh cho dân chủ. Ghi nhận tại cuộc biểu tình khổng lồ hôm Chủ Nhật, 16 tháng Sáu, 2019 tại Hong Kong cho thấy đã có sự hiện diện của hàng chục diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ nổi tiếng. Những cái tên không chỉ nổi tiếng tại Hong Kong, mà còn được nhiều khán giả Việt Nam biết tới, như: Châu Nhuận Phát, Vương Hỷ…

Trưởng Đặc Khu Hong Kong Carrie Lam trong cuộc họp báo công bố hoãn thông qua Dự Luật Dẫn Độ, ngày 15 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Justin Chin/Bloomberg.

7 bài học từ cuộc họp báo của bà Lam

Khi xuất hiện xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát, bà nhanh chóng chụp chiếc mũ “bạo động” lên đầu người biểu tình, tuyên bố những hành động phản kháng của người dân đều có hại cho Hong Kong… Thái độ đó nhanh chóng biến mất trong buổi họp báo. Người đứng đầu chính quyền bỗng dưng “ghi nhận sự bức xúc”, khẳng định sẽ tiếp tục lắng nghe và đối thoại với người dân. Đối diện với làn sóng phẫn nộ ngày một tăng, bà không còn dám thi gan xem thường dân.

Cuộc biểu tình phản kháng luật dẫn độ ở Hong Kong sắp bước vào tuần thứ hai. Ảnh: VOA - Iris Tong

Hong Kong biểu tình với chiến thuật mới: Không có lãnh đạo

Cuộc biểu tình lớn nhất Hong Kong trong hơn hai thập niên để phản đối Dự Luật Dẫn Độ đã có một thay đổi chiến thuật quan trọng so với Phong Trào Dù Vàng năm năm trước đây: Phi tập trung hóa và không có người lãnh đạo. Chiến thuật này khiến chính quyền gặp lúng túng trong việc đối phó với phong trào vì họ không tìm ra ‘cái đầu’ của phong trào để chặt.

Hong Kong, Việt Nam chung mối hiểm họa Bắc Triều

Dự Luật Dẫn Độ ở Hong Kong lập ra nhằm “thủ tiêu” những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến “có hại” cho Trung Hoa đại lục? Cũng giống như Dự Luật Đặc Khu ở Việt Nam nhằm để “bán” đất cho Tàu,  Luật An Ninh Mạng bịt miệng, khống chế quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam, để cho giới chóp bu CSVN dễ dàng thực thi hành theo lệnh của “Bắc Triều”?

Hàng trăm ngàn người dân Hong Kong biểu tình phản đối Dự Luật Dẫn Độ về Trung Quốc xét xử. Hình chụp ngày 12 tháng Sáu, 2019. Ảnh: AF

Tinh thần dân chủ Hong Kong sẽ được lan tỏa?

Tôi cảm nhận rằng cuộc biểu tình này có rất nhiều bài học cho những người dân ở Việt Nam. Người ta khơi dậy cho mình về tinh thần trách nhiệm để bảo vệ quê hương đất nước của mình. Tôi thấy tinh thần của các bạn trẻ Hong Kong rất mạnh mẽ. (Huy Jos)

Hàng trăm bà mẹ Hong Kong xuống đường hôm 14 Tháng Sáu, 2019 phản đối đàn áp biểu tình. Ảnh: AP Photo/Vincent Yu

Trump có thể dùng Hong Kong đối đầu với Tập

Đại biểu Quốc Hội nhiều nước Âu Châu đã lên tiếng phản đối bản dự luật dẫn độ, dân chúng tại 29 thành phố trên thế giới đã biểu tình ủng hộ dân Hong Kong. Bởi vì, nếu dự luật này được ban hành, không riêng gì người dân bản xứ mà bất cứ ai đi qua phi trường Hong Kong cũng có thể bị giữ, đưa vào trong lục địa, nếu Trung Cộng nói rằng họ đã “vi phạm luật pháp” và đòi dẫn độ.

Người dân Hong Kong biểu tình chống dự luật dẫn độ, ngày 9 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Reuters/Thomas Peter.

Hiểu về dự luật dẫn độ của Hong Kong trong 5 phút

Nhà nước CHND Trung Hoa vốn đầy rẫy vi phạm nhân quyền với một bộ máy công an gây ra hàng loạt cái chết trong đồn, một hệ thống xét xử hoàn toàn bị đảng cầm quyền thao túng, dẫn đến tình trạng oan sai, khiếu kiện và dân mang quan tài đi diễu phố (tương tự như Việt Nam). Không có mấy hy vọng về việc nghi phạm bị dẫn độ về Trung Quốc sẽ được hưởng đầy đủ quyền con người liên quan đến quá trình tố tụng.

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bất tay Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam (ảnh trái) và Trưởng Đặc Khu Hong Kong (ảnh phải). Ảnh: FB VIệt Tân

Nguyệt Nga & Kim Ngân – Những đàn em trung thành của Bắc Kinh?

Ở Việt Nam, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân “bảo kê” cho Luật Đặc Khu. Bộ Luật này giúp gia tăng nguy cơ xâm lấn của Trung Cộng qua các điều khoản cho thuê đất đến 99 năm và những hệ lụy đằng sau đó. Còn ở Hong Kong, Trưởng Đặc Khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tạo ra Luật Dẫn Độ, giúp đưa các công dân và du khách bị xem là phạm tội về Trung Hoa đại lục.

Hong Kong bối rối trước áp lực quần chúng

Các giới chức Hong Kong đã buộc phải hoãn vô thời hạn vòng tranh luận thứ hai về Dự Luật Dẫn Độ, sau các cuộc biểu tình phản đối của hàng trăm ngàn người hôm Thứ Tư, 12 tháng Sáu với đa số là giới trẻ, tiếp theo sau cuộc xuống đường của cả hàng triệu người Hong Kong hôm Chủ Nhật trước đó.