chống tham nhũng

Các đại biểu quốc hội bấm nút trong một lần biểu quyết. Ảnh: Internet

Nghị quyết xử lý tài sản bất minh cần Quốc hội một lần nữa bỏ phiếu

Thanh tra Chính phủ mới đây đã tổ chức bốc thăm lựa chọn ra 67 cán bộ thuộc 9 bộ, ngành để xác minh tài sản thu nhập năm 2023.

Nói thẳng cho nhanh, đây không thể là biện pháp chống tham nhũng hiệu quả. Nói đúng hơn đây là màn biểu diễn phần ngọn tạo sóng trong một bộ phận Dân nhẹ dạ mà thôi.

"Phía bên kia" đang bắt đầu phản công. Trong ảnh: Bộ trưởng Tô Lâm (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chống tham nhũng, ‘phía bên kia’ bắt đầu phản công?

Cuộc chiến được dán nhãn “chống tham nhũng” ở Việt Nam đã bước vào giai đoạn hết sức khốc liệt. Những cá nhân, những nhóm bị tấn công vì tham nhũng đang phản công.

Có bên cố gắng bày ra để thiên hạ tường, vợ con chủ tịch Nhà nước tham tàn đến mức nào. Có bên cố gắng minh họa thủ tướng dính líu đến “sâu dân, mọt nước” ra sao. Cũng có bên chứng tỏ chủ tịch Quốc hội chẳng sạch sẽ gì hơn và bộ trưởng Công an cũng thế!…

Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí Thư đảng CSVN Ảnh: VietTimes

Thất bại cay đắng của Nguyễn Phú Trọng

Để chống được tham nhũng thì cần phải nhận diện nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng. Bộ máy nhà nước độc tài CSVN chính là môi trường tạo ra tham nhũng, bởi lẽ muốn vào công chức phải đút lót, muốn thăng chức phải đút lót, lương thấp không đủ sống nên phải tìm cách vòi vĩnh, nhận hối lộ… Thực trạng này cộng với thể chế độc tài không có sự giám sát của báo chí đã tạo ra không gian lý tưởng để tham nhũng sinh sôi nảy nở.

Liệu các quan chức trung ương hoặc đích thân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đến dự lễ hội Minh Thề năm nay để... thề không lấy của công làm của tư?

Tổng bí thư sẽ dự lễ hội Minh Thề?

Một điều đặc biệt của lễ hội Minh Thề này đó là vì có lời thề không lấy của công làm của riêng, vì vậy, báo giới thường gọi lễ hội này là “hội thề không tham nhũng.” Tuy nhiên tính từ khi khôi phục lễ hội cho đến tháng Giêng năm Tân Sửu (2021), chưa có bất kỳ một quan chức cấp cao nào ở trung ương lẫn cấp tỉnh ủy địa phương đến để “thề không tham nhũng” ở lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này.

Ông Trọng than thở: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó” tại hội nghị lần thứ 21 của Ban Chỉ Đạo Trung Ương về Phòng, Chống Tham Nhũng vào ngày 21/1/2022. Ảnh: Vietnam Plus

Ông Trọng “đốt lò” để làm gì?

Đọc qua báo cáo này phải nói là ai cũng cảm thấy chóng mặt, vì rõ ràng trong 10 năm đốt lò của ông Trọng, nạn tham nhũng gia tăng khủng khiếp trong hàng ngũ cán bộ cầm quyền. Tại sao năm nào ông Trọng cũng  trưng bày thành tích đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực mà con số quan tham không hề sụt giảm mà mỗi năm lại tăng?

Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ là hội nghị cấp lãnh đạo chính phủ trực tuyến vào hai ngày mồng 9 và 10/12/2021 qui tụ 110 nước; CSVN và Trung Quốc không được mời tham dự. Ảnh: Youtube Việt Tân

Về Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ

Theo Tổng Thống Joe Biden thì tất cả các nền dân chủ, bao gồm cả Hoa Kỳ, đều phải đối mặt với những thách thức rất nghiệm trọng và không một quốc gia nào có thể tự giải quyết riêng rẽ. Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ chính là cơ hội giúp cho các chính phủ dân chủ, xã hội dân sự và các thành viên của khu vực tư nhân đoàn kết thành một khối để chống lại các chế độ chuyên chính, và thực hiện các cam kết có ý nghĩa để ủng hộ dân chủ, nhân quyền và đấu tranh chống tham nhũng trong và ngoài nước.

Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao Lê Minh Trí (trong ảnh) cho biết hôm 12/1/2021, hiện có những người hơn hai mấy, ba mươi tuổi đã đứng tên những tài sản cả trăm tỷ, nghìn tỷ. Ảnh: Báo Thanh Niên

Hai ba chục tuổi đứng tên tài sản ngàn tỷ

Phát biểu trong một buổi họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN ngày 12 tháng Giêng, Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Tối cao Lê Minh Trí cho biết: “Bây giờ có những người hơn hai mấy, ba mươi tuổi đã đứng tên những tài sản cả trăm tỷ, ngàn tỷ.” Sự thố lộ của ông Lê Minh Trí đã chứa nhiều ẩn dụ của một sự thật ai cũng biết nhưng giả vờ không biết.

TBT Nguyễn Phú Trọng trong cương vị trưởng ban, phát biểu kết luận cuộc họp lần thứ 18 của Ban Chỉ Đạo Phòng, Chống Tham Nhũng hôm 25/7/2020. Ảnh: Báo Lao Động

Hai chữ “ăn năn”

Sự ăn năn – theo nghĩa của ông Tổng Bí Thư Trọng – xuất phát từ nhu cầu bản thân, muốn cầu xin một phán quyết nhẹ tội hơn. Nói cách khác, các quan chức ấy xin lỗi đảng, xin lỗi tổng bí thư không phải bày tỏ sự thành khẩn nhận tội mà chỉ mong ông Trọng giảm tội. Thế thôi!

Hình ảnh truyền thông nhà nước công bố ông Trọng xuất hiện trở lại tối 14/5/2019, sau đúng một tháng vắng bóng. Ảnh: Getty Images

Tham nhũng trong chống dịch và sự bất lực của TBT Trọng*

Thông tin hàng loạt tỉnh thành khác cũng có dấu hiệu nâng khống giá thiết bị tương tự như (CDC) Hà Nội đã củng cố thêm cho nhận định rằng: Dù đã trừng phạt nhiều quan chức cấp cao song lò chưa đốt được đến gốc rễ của cây tham nhũng, vốn đang có tốc độ tạo củi nhanh hơn nhiều so với tốc độ đốt lò.

Điều này cũng phù hợp với phát biểu gần đây nhất của TBT (Trọng) khi chỉ đạo không bầu vào Trung ương những ai giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất không giải trình được nguồn gốc. Nghe qua thì nghĩ đây chỉ là thêm một chỉ đạo chung chung, sáo rỗng, lặp đi lặp lại của người đứng đầu đảng. Song ngẫm kỹ thì mới thấy sự bất lực trong đó.

Ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 15/10/2019. Ảnh chụp màn hình Zing News

Mách nước cho ông Nguyễn Phú Trọng về một cách chống tham nhũng căn cơ

Việt Nam mình mỗi năm có bao nhiêu tiền chuyển ra ngoài, điều tra dễ ợt. Tiền đi đâu, giờ thì tới thành lũy “tuyệt đối bí mật” là ngân hàng Thụy Sỹ kìa, mà nay các chính phủ đàm phán, lấy thông tin chính xác, minh bạch được hết… Chống tham nhũng, quan trọng nhất là thu hồi tài sản của dân bị chúng ăn cướp, chứ cứ la làng lên án, kể cả án nặng mà không lấy lại được tiền của dân thì… đâu phải chống tham nhũng (dân họ nghi là chống lẫn nhau thôi).

Lò ông Trọng dùng để đốt loại “củi” nào?

Báo Asia Times vừa đăng bài viết của tác giả David Hutt bàn về những mục tiêu thật sự của chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Mở đầu bài viết, tác giả đã nhắc lại vào năm 2016, khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư Đảng CSVN, ông Trọng đã đưa ra một chiến dịch chống tham nhũng, mở rộng ở khắp các cấp, với nhắc nhở “đánh chuột đừng để vỡ bình”…

Võ Kim Cự (phải), nhân vật bị coi là mang Formosa vào Việt Nam, và là tay chân của Nguyễn Phú Trọng đã “hạ cánh an toàn”. Ảnh: Getty Images

Vì sao Nguyễn Phú Trọng không còn ‘chống tham nhũng cần nhân văn?’

Đã có một sự thay đổi đáng chú ý, nếu không muốn nói là thay đổi lớn, trong phát ngôn về “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian cuối năm 2018, đặc biệt sau cái chết bất ngờ và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào Tháng Chín, năm 2018, có thể được xem là mốc khởi xướng “giai đoạn 3 đốt lò” của “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng.