Cộng đồng chung vận mệnh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi “tình đồng chí, anh em chung vận mệnh” ở Bắc Kinh, trong khi ruộng vườn Đồng bằng sông Cửu Long khô cháy, người dân xếp can mua nước ngọt! Ảnh: FB Lương Trọng Văn, Việt Tân edited

Cháy khát

Liệu chủ tịch Quốc hội có lời nào nói về đại nạn khô hạn đang làm “vận mệnh” hàng triệu nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng do đâu?

Hữu nghị đồng chí anh em ư? Hàng chục con đập chặn nước thượng nguồn sông Cửu Long đã nói lên tất cả.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau tại Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 12/12/2023. Ảnh: AP

Tập Cận Bình ở Hà Nội: Hai bên nhất trí về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’; giới bất đồng phản đối

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Ba (12/12) đã nhất trí rằng hai nước sẽ xây dựng một “cộng đồng chia sẻ tương lai.” Cam kết được đưa ra trong ngày đầu của chuyến thăm hai ngày ông Tập Cận Bình tới Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản.

Chuyến thăm được Hà Nội nghênh đón trọng thị, từ thực tế lẫn trên bề mặt truyền thông, nhưng các nhà hoạt động, giới bất đồng chính kiến bày tỏ phản đối và đưa ra cảnh báo về khái niệm gây tranh cãi và cả chuyến thăm của ông Tập.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội vào ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp: “Cộng đồng cùng chung một tương lai” và “Cộng đồng chung vận mệnh” giống mà khác nhau!

“Thực ra người Việt Nam người ta cũng hiểu là ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ nó đẹp trên chữ nghĩa, nhưng vẫn cùng nhau xem xét để có thể cụ thể hóa nó. Mà cụ thể hóa thì phải dần dần chứ cái này có phải là một văn bản chặt chẽ và tham gia vào sẽ thành mối quan hệ ràng buộc đâu.

Hai nước vừa ký tuyên bố ‘Cộng đồng cùng chung một tương lai.’ Cụm từ này và cụm từ ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ nó cũng gần như nhau thôi…” (TS Hà Hoàng Hợp)

Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc buổi hội đàm tại Hà Nội 12/11/2017. Ảnh: Internet

Tập Cận Bình sang Việt Nam làm gì?

Có điều, giới lãnh đạo CSVN rất điêu luyện trong nghề đu dây, nâng đến mức “ngoại giao cây tre” gió chiều nào ngả theo chiều ấy, nên Hà Nội sẽ có cách nói vừa không làm phật ý các anh lớn của đảng đàn anh vừa không quá trâng tráo để làm người dân Việt Nam phẫn nộ.

Những ngôn từ bóng bẩy mà các nhà lãnh đạo hai nước nói ra trong chuyến thăm của ông Tập suy cho cùng cũng không đáng quan tâm bằng những thực tế diễn ra hàng ngày, theo đó đảng CSVN vẫn cúc cung thực hiện mọi yêu sách của Trung Quốc dù đôi khi phải đi ngược với lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Đám tang một người lính Israel, Abraham Cohen, tại nghĩa trang Mount Herzl, Jerusalem, 12/10/2023. Ảnh: AP

Cuộc chiến Israel – Hamas: Tác động thế giới và chuẩn bị cho Việt Nam

Đối với Việt Nam: Chúng ta đang bắt đầu tham gia một cuộc chạy đua không ngừng. Ngay khi vừa ký CSP [đối tác chiến lược toàn diện] với Hoa Kỳ thì Tập Cận Bình đã chuẩn bị sang thăm và yêu cầu cùng nhau xây dựng và ký kết một “Cộng đồng chung vận mệnh.” Điều đó lại đặt cho các lãnh đạo Việt Nam trước một thách thức mới chứ không thể kiểu ‘mắt nhắm mắt mở’ mãi được.

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhận huân chương hữu nghị từ TBT đảng CSTQ Tập Cận Bình. Ảnh: Viện Kiểm Sát Tối Cao

Giải mã vài hiện tượng trong “các buổi chầu” của ông Nguyễn Phú Trọng

“Tập Hoàng Đế” là của người Tàu. Thiên triều là của Trung Quốc. Ấy vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá tích cực, cam kết “chia sẻ” và “tham gia” vào quá trình xác lập “trật tự thế giới mới” – “Pax Sinica.”

Nếu trót lọt, Việt Nam vẫn là chư hầu, biên viễn. Đại quốc có thể dốc toàn bộ sức người sức của cho quyền lực của hoàng đế. Lân bang như ta mà dồn quốc lực vào đấy thì để thu lại được cái gì? Chưa nói, người dân Việt có hứng thú, có cộng hưởng với các giá trị của cái trật tự chỉ phục vụ cho lợi ích của thiên triều hay không?