công lý

Cô gái Đoàn Thị Hồng, có con nhỏ 3 tuổi, tham gia biểu tình hồi năm ngoái phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng, sau đó đã bị bắt giữ về tội phá rối an ninh. Hành vi của cô Hồng công khai nhưng luật sư vẫn bị khước từ cho tham gia bào chữa ở giai đoạn điều tra vì lý do cần giữ bí mật. Ảnh: FB LS Ngô Ngọc Trai

Công lý cụt què

Pháp luật hiện nay quy định một danh mục rất rộng các hành vi bị coi là xâm phạm an ninh quốc gia, nhiều hành vi thực chất chỉ là bày tỏ quan điểm chính kiến không có bạo lực cũng bị cho là phạm tội. Nhiều người chỉ vì thực hiện các quyền của công dân theo Hiến Pháp như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền biểu tình nhưng cũng bị quy buộc là tội phạm. Những điều đó cộng hưởng với nhau tạo ra một số lượng rất lớn các bị can bị đối xử bất công không được luật sư bào chữa, làm mất đi giá trị của luật pháp nghiêm chính, dẫn đến tình trạng công lý cụt què.

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Tối Cao Pháp Viện Mỹ theo đảng nào?

Nguyên nhân chính yếu huy động các thanh niên, các thương gia, cho tới các bà nội trợ xuống đường chống dự luật cho phép dẫn độ người Hong Kong qua lục địa là một khái niệm trừu tượng: Pháp Luật Công Minh. Người ta sợ có ngày họ sẽ bị đưa vào xét xử trong một tòa án của chế độ Cộng Sản mà họ biết là không độc lập. Họ lo sẽ bị mất một thứ gọi là An Toàn Pháp Lý.

Vô phúc đáo tụng đình

Muốn cho công lý hiện diện tại nơi mà nó thuộc về, ắt phải tìm lấy sự độc lập của toà án (không chịu chi phối bởi yếu tố đảng phái), thì khi đó hệ thống tư pháp sẽ trở nên lành mạnh và uy nghiêm. Nó sẽ đảm bảo sự thông suốt, đúng đắn của luật pháp khi thực thi.

Bà Phạm Thị Huân - Giám đốc Công ty Ba Huân. Ảnh: Công ty Ba Huân

Ba Huân, Ba Đình và con lạc đà thứ mười hai

Thực tế cho thấy doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn “cầu cứu thủ tướng” thay vì yêu cầu toà án hay trọng tài bảo vệ quyền dân sự. Nguyên nhân dẫn đến lựa chọn này có thể xuất phát cả từ quy trình tố tụng và luật nội dung. Niềm tin của doanh nghiệp và xã hội vào toà án và pháp luật dường như vẫn rất hạn chế.