công nghệ lạc hậu

Nhà máy Nhiệt điện than Thái Bình 2 ở Việt Nam. Ảnh: Thanh Niên

Từ hội nghị COP26 đến nhiệt điện than của Việt Nam

Bản quy hoạch điện quốc gia không chỉ là chuyện của ngành điện mà có tác động đến mọi mặt đời sống của người Việt trong nhiều thập niên sắp tới. VN là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm các vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các tỉnh ven biển. Giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu không chỉ là yêu cầu về kinh tế mà còn liên quan mật thiết tới sự sinh tồn. Lẽ ra nhà cầm quyền VN nên lợi dụng xu thế chống biến đổi khí hậu đang sôi nổi khắp thế giới để vận động sự ủng hộ, tài trợ của quốc tế cho cuộc chuyển dịch sang năng lượng sạch thì Hà Nội lại tự nguyện biến đất nước thành đống rác thải của TQ mà các thế hệ sau khó mà thoát ra được.

Ô nhiễm ở các nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải, Trà Vinh

Ít ai biết rằng ở huyện Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh mấy năm nay đang tràn ngập lao động người Trung Quốc không thua kém gì so khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ô nhiễm của nhà máy nhiệt điện than nơi đây gây ra khiến đời sống cư dân địa phương khốn đốn cũng ít được biết đến… Liên quan dự án nhiệt điện than do Trung Quốc đầu tư ở ven biển Trà Vinh, người viết bài đi cùng với nhóm phóng viên tạp chí Shipping Times đã có mặt ở huyện Duyên Hải trong tuần lễ đầu tháng Mười Một, 2019…

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chạy thử trước khi chính thức vận hành, tháng 10/2014. Ảnh: FB Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân

Hiểm họa từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân

Nhà nước CSVN đang đi ngược xu hướng thời đại khi cấp phép xây dựng rất nhiều nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, lại còn dễ dàng trao những dự án này cho TQ đầu tư ở những nơi nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Rõ ràng những yếu tố như lợi ích dân tộc không hề được xem trọng trong những tính toán của nhà cầm quyền.