Công Ước ICCPR

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ảnh chụp ngày 09/12/2020 - Fabrice Coffrini, AFP

Nhân quyền: Liên Hiệp Quốc lo ngại Việt Nam bắt người tùy tiện

Trong một cuộc họp báo tại Genève, phát ngôn viên Ravina Shamdasani của Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm 08/10/2021, nhận định hiện đang có một xu hướng “đàn áp ngày càng tăng” nhắm vào quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Phát ngôn viên Phủ Cao Ủy Nhân Quyền nhấn mạnh đến việc nhiều nhà tranh đấu “thường bị tạm giam bất hợp pháp trong thời gian dài trước khi xét xử, thường xuyên có các báo cáo bày tỏ lo ngại về cách đối xử với họ trong trại giam, cũng như việc quyền được xét xử công bằng bị xâm phạm.”

Cao Ủy Nhân Quyền LHQ lên án vụ xét xử các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Phát Ngôn Nhân Cao Ủy Nhân Quyền LHQ tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Việt Nam sử dụng các đạo luật mơ hồ để tùy tiện bắt giữ ngày càng nhiều nhà báo độc lập, blogger, nhà bình luận trực tuyến và những người bảo vệ nhân quyền – vi phạm Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR).

Đại diện Bộ Công an (đeo kính) đang trả lời câu hỏi chất vấn của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 11/3/2019. Ảnh: Luật Khoa tạp chí (Chụp màn hình từ video của LHQ).

Bộ Công an: Phạm nhân tự tử vì day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình

Các thành viên Ủy ban Nhân quyền cũng dành một phần thời gian để đưa ra các câu hỏi chất vấn, làm rõ với phía đại diện nhà nước Việt Nam về tình trạng  “cùm chân” và “di chuyển nơi giam giữ phạm nhân cách xa nơi ở của gia đình họ nhằm mục đích gây khó khăn cho việc thăm nuôi”. Đây là những hành vi đối xử tàn ác, vô nhân đạo đối với người bị giam giữ vốn bị nghiêm cấm trong ICCPR và các công ước khác liên quan.

Đại diện Bộ Công an đang trả lời câu hỏi chất vấn của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 12/3/2019. Ảnh chụp màn hình UN Web TV

Bác bỏ giải trình của Bộ Công an về vấn nạn ‘tự tử’ nơi giam giữ

Phái đoàn CSVN vào hai ngày 11 và 12/3 vừa qua phúc trình trước Ủy ban Nhân quyền LHQ về việc thực thi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự & Chính trị (ICCPR) mà Hà Nội tham gia ký kết năm 1982. Trong phúc trình, đại diện Bộ Công An phát biểu rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các cơ sở giam giữ của Việt Nam có thể là do “phạm nhân day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình dẫn đến bi quan mà tự tử”…