CPTPP

Công nhân tại một nhà máy sản xuất áo thun ở ngoại ô Hà Nội, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 09/01/2007. AP - Tran van Minh

Việt Nam phải sửa đổi Luật Công đoàn theo đúng cam kết với quốc tế

Để Việt Nam có thể tham gia Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Hà Nội đã đồng ý từ bỏ độc quyền về công đoàn, chấp nhận cho thành lập các công đoàn độc lập. Điều khoản này đã được đưa vào Luật Lao động sửa đổi được thông qua tháng 11/2019 và đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Nhưng để cho người lao động thật sự có quyền thành lập các tổ chức độc lập với các công đoàn do nhà nước kiểm soát, Việt Nam còn phải sửa đổi Luật Công đoàn.

Ông Fumio Kishida trong lễ nhậm chức thủ tướng Nhật Bản tại Tokyo, ngày 04/10/2021. Ảnh: AP - Toru Hanai

Tân thủ tướng Nhật Bản muốn “khóa chặt” cửa vào TPP đối với Trung Quốc?

Quan điểm đối ngoại của tân Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida, hầu như không có gì thay đổi so với hai người tiền nhiệm. Đó là xây dựng một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên các giá trị phổ quát, như dân chủ và pháp quyền.

Để cụ thể hóa tầm nhìn này, ngoài việc củng cố Bộ Tứ bao gồm bốn nước Nhật, Mỹ, Úc và Ấn, nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, ông Kishida được cho là sẽ vận dụng một vũ khí thương mại, thúc đẩy hiệp định CPTPP theo hướng có thể gọi là “khóa chặt” cửa để Trung Quốc không thể gia nhập.

Đời sống giới công nhân và gia đình vốn khó khăn, eo hẹp lại thêm tình trạng bị nợ lương cần sự can thiệp hữu hiệu của công đoàn theo đúng chức năng của nó. Ảnh: Internet

‘Đa công đoàn’: Một khái niệm trí trá mới của chính thể độc trị

Đến giờ này, có lẽ phần lớn trong số hàng chục triệu công nhân Việt Nam đã biết về sự thật mà chính thể độc đảng cố giấu diếm: trong CPTPP và EVFTA có một điều khoản đặc biệt quan trọng và thiết thân đến lợi ích công nhân là người lao động được quyền tự do thành lập công đoàn tự do (còn gọi là công đoàn độc lập) nằm ngoài tổ chức công đoàn quốc doanh…

Liệu công nhân có quyền thành lập công đoàn độc lập nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình?

Còn độc đảng, Công đoàn không thể độc lập!

Tại các quốc gia dân chủ, công đoàn của người lao động được xem là lực lượng dân sự mạnh nhất trong đời sống xã hội. Tổ chức này có quyền tập hợp người lao động và dùng sức mạnh tập thể đó thương lượng, đàm phán với chủ doanh nghiệp lẫn chính phủ một cách bình đẳng, nhằm xác lập các yêu sách, điều kiện lao động…

Việt Nam chính thức thông qua CPTPP – phải chính thức công nhận công đoàn độc lập!

Theo những quy định của CPTPP, chính quyền Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.